Mục lục [Ẩn]
Nếu bạn đang tìm một phương pháp để có thể cải tiến hóa quy trình, loại bỏ những vấn đề, giảm thiểu lãng phí không hiệu quả và cải thiện điều kiện làm việc nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì bài viết này là dành cho bạn. Lean Six Sigma là một phương pháp đem lại hiệu quả cao và nhanh chóng được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, tải chính, sản xuất,…
Khóa sắp khai giảng: Khóa học Lean Six Sigma Yellow Belt ► Xem chi tiết
Khóa học Lean Six Sigma Green Belt ► Xem chi tiết
Lean Six Sigma là sự kết hợp các công cụ, phương pháp và nguyên tắc của Lean Manufacturing (viết tắt là Lean) và Six Sigma thành một phương pháp mạnh mẽ để có thể cải thiện các hoạt động của doanh nghiệp. Để có thể tìm hiểu chuyên sâu hơn, iRTC sẽ giới thiệu chi tiết hơn về Lean và Six Sigma để quý anh chị có thể nắm rõ.
Lean là một tập hợp các phương pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực bằng cách loại bỏ lãng phí. Mục đích của Lean đó chính là đáp ứng tối đa giá trị mà khách hàng nhận được trong khi giảm thiểu được các lãng phí hay đơn giản hơn đó là tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng với ít nguồn lực hơn.
Phương pháp Lean hướng tới việc giảm 7 loại lãng phí lần lượt là: vận chuyển, tồn kho, thao tác, chờ đợi, sản xuất dư thừa, gia công/xử lý thừa, sai lỗi/khuyết tật.
5 nguyên tắc trong lean lần lượt là: Xác định giá trị sản phẩm/ dịch vụ, xác định dòng chảy giá trị, thiết lập dòng chảy công việc, nguyên tắc kéo, kiếm tìm sự hoàn hảo.
Phương pháp Six Sigma được phá triển bởi kỹ sư chất lượng Bill Smith vào những năm 1980 với mục tiêu đó là cải thiện cách thức hoạt động của hệ thống đo lường và chất lượng để có thể loại bỏ các sai sót.
Với nhiều sự phát triển thì ngày nay, 6 Sigma là một phương pháp cải tiến quy trình dựa trên thống kê để có thể giảm thiểu tỉ lệ sai sót hay khuyết tật xuống còn 3,4 lỗi trên mỗi triệu khả năng gây lỗi, xác định nguyên nhân gây ra lỗi và xử lý để tăng tính chính xác của quy trình.
Mô hình Lean Six Sigma (LSS) là sự kết hợp vô cùng hoàn hảo giữa Lean và Six Sigma giúp xác định và giảm thiểu các hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng, hạn chế khiếm khuyết và phát huy tiềm năng nội tại của doanh nghiệp một cách tốt nhất.
Phương pháp quản lý tập trung theo nhóm của Lean Six Sigma đã đem lại kết quả vô cùng khả quan trong việc tối đa hóa hiệu quả và cải thiện đáng kể lợi nhuận cho nhiều doanh nghiệp trên thế giới.
Lợi ích về tài chính khi áp dụng Lean Six Sigma là có thật, các doanh nghiệp đã đưa ra những con số vô cùng đáng kể trong những năm qua khi áp dụng Lean Six Sigma. Để minh chứng cho điều này, chúng ta có thể kể tới một số các doanh nghiệp lớn dưới đây:
Khi triển khai các dự án Lean Six Sigma sẽ có thể nhận thấy được các lợi ích mang tính chất chiến lược. Để làm được điều này, các doanh nghiệp sẽ cần có sự tham gia những đội ngũ chuyên viên ở cấp độ Lean Six Sigma đai xanh hoặc đai đen được đào tạo bài bản. Tùy vào độ lớn và quy mô mà đội ngũ chuyên viên Lean Six Sigma của doanh nghiệp sẽ lớn hay nhỏ, trình độ như thế nào. Tại một số doanh nghiệp, đội ngũ này được hoạt động trong biên chế phòng QA hay tách làm một bộ phận riêng gọi là bộ phận cải tiến.
Đội ngũ này sẽ có khả năng giải quyết tốt những vấn đề phức tạp trong quy trình, họ không chỉ xử lý vấn đề khi nó sảy ra mà còn có thể tìm và xử lý những nguyên nhân gốc rễ tránh gây tái phát lỗi ở tương lai.
Ngoài ra, với khả năng làm việc với số liệu, họ có thể chỉ ra vấn đề, quy mô vấn đề cũng như các giải pháp xử lý vấn đề giúp chủ doanh nghiệp có thể đánh giá lại hoặc phát triển chiến lược cho doanh nghiệp một cách nhanh chóng và chủ động hơn.
Việc cải tiến quy trình thông qua Lean Six Sigma không chỉ giúp tăng năng xuất mà còn nâng cao thái độ hài lòng của nhân viên tại doanh nghiệp, tránh trình trạng nhân viên nghỉ việc và đồng thời giữ chân nhân viên giỏi.
Phương pháp Lean Six Sigma không chỉ tập trung vào việc cải tiến sản phẩm mà còn chú ý tới việc cải tiến các phương pháp cung ứng sản phẩm cùng các dịch vụ khách hàng khác để tối ưu hóa sự hài lòng của khách hàng.
Khi sự hài lòng của khách hàng tăng lên, hiệu ứng lan tỏa truyền miệng sẽ được lan tỏa, phản hồi của khách hàng ngày càng tốt hơn, lượng khách trung thành sẽ ngày càng được gia tăng và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Các nhân viên thông thường rất khó để có thể tìm ra được gốc rễ của vấn đề để có thể sửa chữa một cách tận gốc và kết quả là thời gian, năng lượng, nhân lực bị lãng phí bị lãng phí vào những thay đổi hời hợt không đem lại nhiều lợi ích.
Lean Six Sigma giúp đơn giản hóa quy trình bằng cách hỗ trợ điều tra và hiểu rõ quy trình để nhân viên có thể giải quyết tận gốc vấn đề đang gây ra những khiếm khuyết mà khách hàng nhận thấy tại sản phẩm. Không chỉ dừng lại ở đó, Lean Six Sigma cũng cung cấp cho đội ngũ chuyên viên kỹ năng phân tích dữ liệu để có thể xác định vấn đề và đưa ra giải pháp hiệu quả.
Tham khảo: Quy trình xử lý sản phẩm lỗi
Chu trình cải tiến DMAIC cà công cụ cốt lõi được áp dụng để có thể thúc đẩy các dự án Lean Six Sigma. Mỗi chữ cái đại diện cho một giai đoạn trong quy trình.
Giai đoạn xác định làm rọ các vấn đề cần giải quyết, các yêu cầu và mục tiêu của dự án và tiến hành bắt đầu lên kế hoạch cho dự án tiếp theo.
Tại giai đoạn phân tích, các công cụ thường được sử dụng đó là VSM (Lưu đồ chuỗi giá trị), Lưu đồ quá trình, Biểu đồ Pareto, biểu đồ xu hướng,…
Đánh giá trên cơ sở lượng hoá năng lực hoạt động của quá trình. Trên cơ sở thu thập và phân tích các dữ liệu hoạt động, chúng ta sẽ đánh giá được năng lực của quá trình như thế nào hay nói một cách khác chúng ta biết được quá trình đang hoạt động ở mức mấy sigma.
Một số công cụ phổ biến trong quá trình đo lường gồm biểu đồ xương cá (biểu đồ nhân quả), lưu đồ quá trình, ma trận nhân quả,…
Phân tích những số liệu thu thập được ở giai đoạn đo lường để có thể giả thuyết về nguyên nhân của dao động và tiến hành kiểm chứng, xác định những điểm tạo ra giá trị gia tăng (Value added) và những điểm không tạo ra giá trị gia tăng (Non – Value added), tìm ra nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề gây ảnh hưởng tới quy trình cũng như những điểm nút cổ chai (bottleneck) trong quá trình sản xuất.
Một số công cụ thường được áp dụng trong giai đoạn này đó là 5 Why’s, biểu đồ phân tán, phân tích tương quan/ hồi quy, phân tích phương sai,…
Dựa vào những phân tích và dữ liệu ở công đoạn trước, tiến hành phát triển các giải pháp loại trừ những vấn đề bất hợp lý, loại trừ những nguồn dao động.
Tại giai đoạn này, có nhiều công cụ có thể được đưa vào áp dụng như 5S, Kanban, DOE, JIT, TPM - Bảo trì năng suất toàn diện, VSM,…
Khi những cải tiến đã được thực hiện và đạt được thành công, các vấn đề đã được giải quyết thì đến lúc cần phải kiểm soát để có thể đảm bảo hiệu quả lâu dài của quy trình.
Một số công cụ hữu hiệu có thể sử dụng trong giai đoạn này đó là SPC - kiểm soát quy trình thống kê, phiếu kiểm tra,…
Hiện nay, iRTC là đơn vị tiên phong chuyên đào tạo về Lean Six Sigma với 3 cấp độ được chứng nhận là đai vàng, đai xanh và đai đen theo thứ tự từ cơ bản cho đến nâng cao.
Cấp độ căn bản cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về Lean Six Sigma để có thể tham gia các dự án với vai trò quản lý một nhóm cải tiến chất lượng. Qua khóa học Lean Six Sigma Yellow Belt, người học có thể áp dụng những kiến thức và công cụ triển khai Lean Six Sigma vào trong quản lý chất lượng, hoạch định cũng như thực thi nhằm gia tăng thị phần, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như khả năng hội nhập quốc tế.
Ở cấp độ Lean Six Sigma Green Belt, học viên có thể phân tích nâng cao, giải quyết các vấn đề ảnh hưởng tới chất lượng. Những chuyên viên Lean Six Sigma đai xanh có thể đảm nhiệm vị trí dẫn đầu các dự án và hỗ trợ các chuyên viên Lean Six Sigma đai đen trong việc thu thập và phân tích dữ liệu.
Khóa học Lean Six Sigma Black Belt cung cấp cho học viên những kiến thức hiểu biết chuyên sâu về công cụ và phương pháp 6 Sigma để có thể ứng dụng vào doanh nghiệp. Phương pháp dạy thực hành và lý thuyết song song tại iRTC giúp cho học viên học nhanh chóng và nhớ lâu hơn.
Khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ được chứng nhận là Lean Six Sigma Black Belt và có thể quản lý các dự án Six Sigma và cải thiện tổ chức nhờ vào năng lực hướng dẫn, cố vấn xác định dự án cho các dự án Green Belt và thậm chí đào tạo Lean Six Sigma.
Chuyên gia đào tạo Lean Six Sigma tại iRTC là Master Black Belt giàu kinh nghiệm trong chuyên môn đào tạo, chuyên môn Lean Six Sigma, và nhiều kinh nghiêm thực tế. Ngoài việc truyền đạt những kiến thức, chuyên gia còn chia sẻ những kinh nghiệm thực tế giúp học viên có thể áp dụng vào thực tế vào công việc đem lại hiệu quả cao.
Tham khảo thêm: Học Lean Six Sigma ở đâu
Hi vọng rằng với những kiến thức vừa rồi, quý anh chị đã có thêm những kiến thức và tự trả lời câu hỏi Mô hình Lean Six Sigma là gì. Để được giải đáp các thắc mắc cũng như tư vấn thêm chi tiết về các khóa học Lean Six Sigma, quý anh chị có thể liên hệ trực tiếp với iRTC qua các thông tin liên lạc đính kèm ngay cuối bài viết hoặc liên hệ trực tiếp hotline 0902 419 079.
KHÓA CHUYÊN ĐỀ HỒI QUY TUYẾN TÍNH - SPECIAL COURSE OF MODEL REGRESSION ANALYSIS
Khóa Học Lean Six Sigma Black Belt
KHÓA HỌC ỨNG DỤNG 7 CÔNG CỤ IE TRONG HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN
KHÓA HỌC KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THEO PHƯƠNG PHÁP 8D/ PROBLEM SOLVING – 8D METHOD
Khóa học FMEA - Failure Modes and Effects Analysis
Khóa Học TPS – Toyota Production System
KHÓA HỌC KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CHUYÊN NGHIỆP
Khóa học Kỹ năng Đàm phán thương lượng
Khóa học Kỹ Năng Dịch Vụ Khách Hàng Qua Điện Thoại
Khóa Học Sản Xuất Tinh Gọn - Lean Manufacturing
Khóa Học TPM - Total Productive Management
Khóa học Supply Chain Management - Quản trị chuỗi cung ứng