0902.419.079

ISO là viết tắt của từ gì? Lợi ích khi áp dụng ISO

Mục lục [Ẩn]


Ta có thể thấy được ISO ở khắp mọi nơi với đủ loại sản phẩm hàng hóa và thực tế thì ISO đang ngày càng giúp cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn, an toàn hơn. Nếu đang thắc mắc về ISO là viết tắt của từ gì cũng như muốn tìm hiểu thêm chi tiết về ISO thì các bạn có thể tham khảo ngay bài viết sau.

ISO là viết tắt của từ gì?


ISO là viết tắt của từ gì

ISO là viết tắt của International Organization for Standardization (Tổ Chức Tiêu Chuẩn Hóa Quốc Tế). Được thành lập vào năm 1947 tại Luân Đôn và có trụ sở tại Thụy Sỹ với mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mạithông tin.

Đến ngày nay, ISO là một tổ chức phi chính phủ, hoạt động độc lập và có nhiệm vụ phát triển các tiêu chuẩn và sử dụng các tiêu chuẩn đó để chứng nhận cho các doanh nghiệp và các tổ chức. Việc chứng nhận sẽ được thực hiện bởi một đơn vị thứ 3 và sẽ được kiểm tra hàng năm.

Các tiêu chuẩn ISO được đưa ra giúp đảm bảo và duy trì tính nhất quán và chất lượng giữa các ngành và quốc gia. Có thể thấy rằng trong quá trình hội nhập quốc tế như hiện nay, để có thể tạo nên một thị trường bình đẳng giữa các doanh nghiệp cũng như quốc gia thì sự tồn tại của ISO là vô cùng cần thiết. Mặt khác có thể nói rằng tiêu chuẩn ISO là một thước đo đồng nhất mà mọi doanh nghiệp trên thế giới đều muốn hướng đến.

Chứng nhận ISO là gì


Chứng nhận ISO là gì

Để có thể gia nhập thị trường quốc tế, doanh nghiệp cần phải đạt được chứng nhận ISO. Chứng nhận ISO xác nhận rằng một hệ thống quản lý, quy trình sản xuất, dịch vụ hay thủ tục tài liệu đã có tất cả các yêu cầu về tiêu chuẩn hóa và đảm bảo chất lượng.

Chứng nhận ISO có trong rất nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau để có thể đảm bảo tính nhất quán. Mỗi chứng nhận đều có các tiêu chuẩn riêng và được phân loại bằng số.

Để dễ hình dung, chúng tôi xin được lấy tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 làm ví dụ để quý đọc giả có thể dễ dàng hình dung về các ghi của các tiêu chuẩn ISO.

ISO 9001:2015

ISO: Viết tắt của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế.

9001: Số xuất hiệu ngay sau ISO chính là phân loại tiêu chuẩn.

2015: Số cuối cùng sau dấu “:” thể hiện phiên bản của tiêu chuẩn. Số này được dựa trên năm mà tiêu chuẩn này được đưa ra tính theo lịch dương.

Khi một tổ chức khi tuyên bố được chứng nhận ISO 9001 có nghĩa là tổ chức đó có những sản phẩm hay địch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng.

Cần chú ý rằng các cá nhân không thể được chứng nhận ISOchỉ có các doanh nghiệp và tổ chức mới có thể được chứng nhận. Bên cạnh đó thì ISO không cung cấp chứng nhận mà thay vào đó, việc này sẽ được thông qua bởi bên thứ 3.

Các chuẩn ISO phổ biến hiện nay

Môi trường kinh doanh hiện nay mang tính cạnh tranh cao, việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế ISO không chỉ là xu hướng mà còn là chìa khóa giúp doanh nghiệp khẳng định được uy tín, tối ưu hóa hoạt động và mở rộng cơ hội hợp tác toàn cầu. Dưới đây là những tiêu chuẩn ISO phổ biến và thiết yếu mà mọi tổ chức nên cân nhắc áp dụng:

  1. ISO 9001 (Quản lý chất lượng): Là tiêu chuẩn phổ biến và được biết đến nhiều nhất, giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng chặt chẽ. Việc đạt chứng nhận ISO 9001 không chỉ cải thiện quy trình nội bộ mà còn tăng lòng tin của khách hàng vào sản phẩm, dịch vụ.
  2. ISO 14001 (Quản lý môi trường): ISO 14001 hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát các tác động từ môi trường, tuân thủ các quy định pháp lý và nâng cao hình ảnh thương hiệu xanh trong mắt đối tác và người tiêu dùng.
  3. ISO 45001 (Quản lý an toàn và sức khỏe): Bảo vệ nhân viên là bảo vệ tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Thông qua nhận diện và giảm thiểu rủi ro, môi trường làm việc sẽ trở nên an toàn và nâng cao được năng suất lao động, cũng như giảm thiểu chi phí tai nạn lao động.
  4. ISO 22000 (Quản lý an toàn thực phẩm): Đặc biệt quan trọng trong ngành thực phẩm, tiêu chuẩn này đảm bảo toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, từ sản xuất, chế biến đến phân phối  và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
  5. ISO 50001 (Quản lý năng lượng): Tối ưu hóa năng lượng không chỉ giúp giảm chi phí vận hành mà còn giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Đây là công cụ hữu ích dành cho doanh nghiệp muốn quản lý và cải tiến hiệu quả năng lượng liên tục.

ISO phù hợp với loại hình doanh nghiệp nào?

Nhiều người hiện nay vẫn lầm tưởng rằng ISO chỉ dành cho các tập đoàn lớn với nguồn lực dồi dào, nhưng sự thật là mọi doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn đều có thể nhận lợi ích to lớn từ việc áp dụng tiêu chuẩn ISO.

  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Chuẩn hóa quy trình giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát chất lượng sản phẩm, giảm thiểu sai sót và tối ưu hóa chi phí vận hành. Điều này đặc biệt quan trọng, nơi nguồn lực tại các doanh nghiệp nhỏ còn hạn chế và từng chi phí đều phải phân bổ hợp lý.
  • Các doanh nghiệp lớn: Ở quy mô lớn, việc quản lý nhân viên từ nhiều chi nhánh và bộ phận trở nên phức tạp. ISO sẽ đồng bộ hóa quy trình, đảm bảo các bộ phận vận hành trơn chu và nhất quán, dù ở bất kỳ đâu.

Vì sao cần áp dụng ISO


Vì sao cần áp dụng ISO

Việc áp dụng các tiêu chuẩn ISO vào hoạt động của doanh nghiệp và tổ chức giúp việc quản lý các hoạt động được khoa học và hiệu quả hơn, cải thiện hiệu quả kinh doanh, tối ưu các nguồn lực, cải thiện được chất lượng của sản phẩm và dịch vụ, nắm bắt được yêu cầu của khách hàng và nâng cao sự hài lòng của khách hàng,…

Ngoài ra, việc áp dụng tiêu chuẩn ISO cũng giúp các đơn vị quản lý nhà nước dễ dàng quản lý và kiểm tra chất lượng doanh nghiệp từ đó tăng thêm uy tín với đơn vị quản lý nhà nước.

Lợi ích khi áp dụng ISO

Trong thời buổi hội nhập ngày nay, việc tuân thủ các tiêu chuẩn ISO giúp các doanh nghiệp có thể giúp các doanh nghiệp cải thiện khả năng hội nhập, đáp ứng được nhu cầu của cả khách hàng trong nước lẫn ngoài nước.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lại chọn cách áp dụng ISO một cách hình thức chỉ để được chứng nhận. Việc này sẽ gây lãng phí về thời gian, công sức cũng như tài nguyên của doanh nghiệp và thậm chí có thể ảnh hưởng tới việc sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

Để có thể áp dụng ISO vào doanh nghiệp một cách thành công và đem lại những lợi ích thì doanh nghiệp sẽ cần có đội ngũ chuyên viên được đào tạo ISO bài bản kết hợp với chuyên gia tư vấn ISO nhiều năm kinh nghiệm.

Thách thức khi áp dụng ISO

Áp dụng ISO không chỉ là hành trình chinh phục chứng nhận, mà còn là quá trình chuyển đổi sâu sắc đòi hỏi sự cam kết và nỗ lực bền bỉ từ doanh nghiệp. Mặc dù mang lại lợi ích, nhưng để triển khai và duy trì hệ thống ISO hiệu quả, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với không ít thách thức.

  • Áp lực chi phí và phân bổ nguồn lực: Triển khai ISO đòi hỏi đầu tư đáng kể về tài chính và nhân sự. Đặc biệt, với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, gánh nặng chi phí có thể trở thành rào cản lớn. Tuy nhiên, đây không nên được xem là khoản chi phí, mà là khoản đầu tư chiến lược. Một hệ thống vận hành tối ưu, giảm thiểu sai sót và lãng phí sẽ nhanh chóng bù đắp chi phí ban đầu và mang lại lợi nhuận lâu dài.
  • Thay đổi văn hóa doanh nghiệp: Nhân viên có thể gặp khó khăn khi thích nghi với các quy định mới, hoặc kháng cự sự thay đổi vì cảm thấy mất đi sự linh hoạt. Nhưng thực tế, ISO không bó buộc con người vào khuôn khổ cứng nhắc mà giúp nhân sự làm việc khoa học, giảm thiểu sai sót và tập trung năng lượng vào các hoạt động giá trị cao.
  • Duy trì và cải tiến sau khi đạt chứng nhận: ISO chính là cột mốc khởi đầu cho hành trình cải tiến không ngừng. Nếu doanh nghiệp xem ISO là một thành tích để trưng bày mà không duy trì và cập nhập hệ thống, những lợi ích ban đầu sẽ nhanh chóng phai nhạt. Điều này đòi hỏi các cuộc đánh giá nội bộ thường xuyên, liên tục cải tiến quy trình và nhanh chóng thích nghi với thay đổi của thị trường.
  • Tính kiên nhẫn và cam kết lâu dài: ISO không mang lại kết quả tức thì. Quá trình xây dựng và vận hành hệ thống chuẩn hóa cần thời gian để thích nghi và phát huy hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp dễ mất kiên nhẫn khi chưa thấy kết quả rõ rệt trong giai đoạn đầu, dẫn đến tâm lý nản lòng hoặc buông lỏng việc duy trì hệ thống.
  • Thiếu kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu: Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, không có đội ngũ nội bộ am hiểu sâu về tiêu chuẩn ISO. Việc triển khai mà không có hướng dẫn đúng đắn có thể dẫn đến áp dụng máy móc, không phù hợp với thực tế vận hành, khiến hệ thống trở nên cồng kềnh và khó duy trì.

Triển khai và duy trì ISO là một hành trình đầy thử thách, nhưng giá trị mà nó mang lại là hoàn toàn xứng đáng. Chỉ khi sẵn sàng đối mặt với khó khăn, cam kết với sự thay đổi và không ngừng cải tiến, doanh nghiệp sẽ không chỉ đạt được chứng nhận ISO, mà còn sở hữu một nền tảng quản trị vững chắc, mở ra cơ hội bứt phá và dẫn đầu trên thị trường.

Chương trình đào tạo ISO của IRTC sẽ như thế nào?

Một chương trình đào tạo ISO chuyên sâu chính là đáp án mang tính thiết thực nhất dành cho doanh nghiệp và đội ngũ nhân sự. Thông qua chương trình đào tạo và tư vấn ISO chuyên sâu của IRTC, mỗi cá nhân tham gia vào quy trình áp dụng ISO sẽ có thể làm chủ tiêu chuẩn, tối ưu hóa vận hành và chinh phục các mục tiêu phát triển dài hạn.

Lộ trình đào tạo bài bản

Một chương trình đào tạo chất lượng không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu khái niệm ISO mà phải xây dựng lộ trình học tập khoa học:

  • Kiến thức nền tảng: Giải thích ISO là gì, cấu trúc và nguyên tắc vận hành của các tiêu chuẩn phổ biến như ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001...
  • Triển khai thực tế: Hướng dẫn cách thiết lập, đánh giá và cải tiến quy trình theo tiêu chuẩn.
  • Đào tạo chuyên sâu: Nâng cao kỹ năng quản lý rủi ro, xử lý sự không phù hợp, và xây dựng văn hóa chất lượng trong doanh nghiệp.

Lý thuyết kết hợp với thực hành thực tiễn

Lý thuyết hiểu đúng, còn thực hành tạo ra giá trị. Một chương trình chuyên sâu sẽ kết hợp giữa các tình huống, phân tích case study thực tế và tổ chức các buổi thực hành xây dựng quy trình ngay trên hệ thống của doanh nghiệp. Điều này giúp học viên không chỉ nắm bắt kiến thức mà còn tự tin áp dụng ngay sau khi kết thúc khóa học.

Đào tạo đội ngũ đánh giá viên nội bộ

Vừa là đích đến, vừa là hành trình cải tiến liên tục. Chương trình đào tạo ISO của IRTC có những nội dung chuyên sâu về đánh giá nội bộ, giúp doanh nghiệp tự chủ động phát hiện và khắc phục điểm yếu trước khi bước vào các cuộc đánh giá bên ngoài. Khi đội ngũ đánh giá viên nội bộ mạnh mẽ sẽ là nhân tố quan trọng để doanh nghiệp duy trì chứng nhận ISO và liên tục nâng cao chất lượng hệ thống quản lý.

Tư vấn tùy chỉnh ISO theo từng ngành nghề

Việc áp dụng ISO cho từng doanh nghiệp sẽ có những sự khác biệt, việc đem mô hình từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác sẽ chỉ tạo thêm sự khó khăn cho doanh nghiệp áp dụng. Vì vậy, IRTC không chỉ đào tạo mà còn đồng hành tư vấn, giúp doanh nghiệp biết cách linh hoạt tùy chỉnh tiêu chuẩn ISO để phù hợp với quy trình vận hành thực tế. Đây chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp không cảm thấy ISO là “gánh nặng” mà thực sự xem đó là đòn bẩy phát triển bền vững.

Cung cấp đào tạo kiến thức cùng dịch vụ tư vấn tốt nhất, IRTC sẽ trang bị cho mỗi học viên năng lực thực thi toàn diện. Cùng với đó là đội ngũ giảng viên với bề dày kinh nghiệm thực chiến và phương pháp đào tạo linh hoạt, chúng tôi cam kết hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và vận hành hệ thống quản lý đạt chuẩn quốc tế.

Đơn vị đào tạo và tư vấn ISO chuyên nghiệp

Là đơn vị uy tín và có thâm niên trong lĩnh vực, iRTC có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chuyên đào tạo và tư vấn ISO cho các doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau. Các dự án do iRTC thực hiện không chỉ dừng lại ở việc giúp các doanh nghiệp đạt được chứng nhận ISO mà còn giúp doanh nghiệp cải thiện được hoạt động và phát triển toàn diện.

Nếu có thắc mắc cũng như cần được tư vấn thêm, quý khách vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0902.419.079 hoặc để lại thông tin phía cuối bài viết. Chúng tôi luôn hân hạnh sẵn sàng phục vụ quý khách hàng.

GỬI LIÊN HỆ


LIÊN HỆ TƯ VẤN:
Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh

  028 667 02879
  0902 419 079
  0908 419 079
daotao@irtc.edu.vn












































































KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU