0902.419.079

Học Quản Lý Công Nghiệp Ra Làm Gì?

Mục lục [Ẩn]



Trong thời điểm đất nước đang phát triển theo định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nên các hoạt động sản xuất, kinh doanh được chú trọng phát triển hàng đầu, việc quản lý các hoạt động này cũng vì thế mà được ưu tiên nhiều hơn. Vì vậy ngành quản lý công nghiệp được ra đời và đang dần trở thành một ngành “hot” trong những năm gần đây. Vậy bạn đã hiểu chính xác định nghĩa của ngành này chưa? Học quản lý công nghiệp ra làm những công việc gì? Học gì để có thể ứng tuyển vào vị trí này? Hãy cùng iRTC tìm câu trả lời qua bài viết này nhé.

Ngành Quản lý công nghiệp là gì?


Ngành quản lý công nghiệp là gì
Ngành quản lý công nghiệp là gì

Quản lý công nghiệp viết tắt là IEM (Industrial Engineering & Management) là một vị trí quản lý nguồn nhân lực, đánh giá công nghệ, quản lý kho – vật tư, quản lý dự án sản xuất…trên nền tảng kết hợp giữa kinh tế và công nghệ.

Người làm vị trí này sẽ xử lý các công việc liên quan đến nhân lực, kinh doanh, sản xuất, thị trường, xây dựng, lên kế hoạch nghiên cứu và phân tích thị trường. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể đảm nhận vị trí công việc tại các cơ quan ban ngành của hệ thống chính trị, tổ chức phi chính phủ; thực hiện nghiên cứu tại các trường Đại học, Cao đẳng hay Viện nghiên cứu về Quản lý chất lượng.

Học quản lý công nghiệp ra làm gì?

Vào vấn đề chính của bài viết, đó là giải đáp thắc mắc học quản lý công nghiệp ra làm gì. Ngành quản lý công nghiệp được đánh giá là một ngành có triển vọng nghề nghiệp trong tương lai với cơ hội việc làm và mức lương cực kỳ hấp dẫn. Thực tế hiện nay, Quản lý công nghiệp có thể đảm nhận nhiều vị trí khác nhau tại các nhà máy, doanh nghiệp, khu công nghiệp.

Cụ thể, Khi tốt nghiệp thì tùy vào trình độ và kinh nghiệm thì người học quản lý công nghiệp có thể làm quản lý nhà máy, quản lý nhân sự, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý tài chính, quản lý quy trình cải tiến, quản lý sản xuất (quản đốc), nhân viên kế hoạch sản xuất,…

Quản lý nhà máy


Quản lý nhà máy
Quản lý nhà máy

Với công việc này, bạn có thể áp dụng những kiến thức và kỹ năng đã được học để quản trị công nghiệp và nguồn nhân sự để quản lý sản xuất, thống kế số liệu, lên kế hoạch để hoạch định khả năng sản xuất, quản lý việc mua bán hàng hóa cũng như giám sát tiến độ làm việc của nhân viên kho bãi. Tùy theo năng lực, kỹ năng mềm hay khả năng ngoại ngữ mà ứng viên có thể lựa chọn làm việc tại các nhà máy trong nước hay của nước ngoài.

Quản lý nhân sự

Lên kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới, thống kê nhu cầu việc làm trên thị trường hiện nay, giám sát, theo dõi tiến trình làm việc của nhân viên, giải quyết các chế độ chính sách, giấy tờ, đãi ngộ cho nhân viên.

Quản lý nhân sự là bộ phận không thể thiếu của các doanh nghiệp có quy mô lớn hiện nay. Nhu cầu tuyển dụng cho vị trí này ngày càng tăng so với những năm trước. Muốn ứng tuyển vào vị trí này đòi hỏi ứng viên phải có kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng.

Quản lý chuỗi cung ứng

Công việc cho vị trí này là lên kế hoạch ký kết hợp đồng, gặp gỡ, trao đổi công việc với các chuỗi cung ứng nguyên liệu hay hàng hóa. Ngoài ra, người làm vị trí này cũng cần phải thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các khách hàng để thuận lợi cho công việc về sau.

Quản lý chuỗi cung ứng là một công việc có nhiều quy trình phức tạp như lưu trữ, sản xuất, vận chuyển, quản lý các mạng lưới với các đối tác cung cấp nguồn nguyên liệu và các khách hàng tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra. Cho nên nhà tuyển dụng đòi hỏi rất nhiều những kỹ năng chuyên môn dành cho vị trí công việc này.

Quản lý tài chính


Quản lý tài chính
Quản lý tài chính

Quản lý tài chính cũng là một nội dung công việc của ngành quản lý công nghiệp. Với vị trí này, bạn sẽ được trang bị kiến thức nền tảng và tư duy về quản lý tài chính cho công ty của mình. Tham gia vào các công việc quản lý, phân tích, kiểm soát các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Theo dõi hoạt động kế toán cho doanh nghiệp, xử lý các vấn đề về thuế, số liệu chứng khoán.

Quản lý quy trình cải tiến

Dựa trên những thông số và báo cáo phân tích dữ liệu về tình hình sản xuất và doanh thu, từ đó đưa ra những bước cải tiến xây dựng quy trình thông minh nhằm xây dựng một mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, đảm bảo chất lượng hàng hóa – sản phẩm. Đồng thời đưa ra những giải pháp sản xuất tinh gọn, tiết kiệm thời gian nhưng vẫn nâng cao năng suất sản xuất, đem lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp.

Quản lý sản xuất

Trong hệ thống sản xuất của doanh nghiệp, vị trí quản lý sản xuất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc vận hành bộ máy sản xuất của công ty. Có thể nói rằng quản lý sản xuất là người tạo ra năng suất lao động lớn nhất. Tại một số doanh nghiệp, quản lý sản xuất còn được gọi là quản đốc sản xuất.

Vị trí quản lý sản xuất yêu cầu nhiều kinh nghiệm vận hành nhà xưởng, có kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất, lên kế hoạch sản xuất, điều hành và quản lý tốt dây chuyền sản xuất.

Nhân viên kế hoạch sản xuất

Việc một nhà máy có thể hoàn thành kịp các đơn hàng hay không, hao phí nhiều hay ít, nhân sự có được tối ưu hay không phụ thuộc rất nhiều vào người lên kế hoạch sản xuất. Vị trí nhân viên kế hoạch sản xuất cần có khả năng lên kế hoạch, khả năng lãnh đạo, có kinh nghiệm vận hành sản xuất và đặc biệt là có khả năng điều phối nhịp nhàng giữa các bộ phận.

Nhân viên kế hoạch sản xuất là một vị trí vô cùng phù hợp, cung cấp cho người làm những kinh nghiệm nền tảng về vận hành xưởng để có thể bước lên những vị trí cao hơn.

Ngoài những vị trí công việc được nêu trên thì người học Quản lý công nghiệp còn có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí khác tùy vào trình độ, năng lực, kinh nghiệm và kỹ năng. Vị trí càng cao thì trách nhiệm càng lớn, càng yêu cầu về kinh nghiệm, trình độ và khả năng điều hành quản lý và tất nhiên là lương thưởng càng cao. Do đó, ngoài những kiến thức được dạy tại trường lớp, người học quản lý sản xuất cần không ngừng trau dồi kiến thức để có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả, đạt nhiều thăng tiến trong tương lai.

Cơ hội việc làm của ngành Quản lý công nghiệp


Cơ hội việc làm của ngành quản lý công nghiệp
Cơ hội việc làm của ngành quản lý công nghiệp

Hiện tại, ngành quản lý công nghiệp đang là một trong những ngành học đầy tiềm năng và thu hút ngày càng nhiều người đăng ký theo học. Tiềm năng việc làm cho ngành làm này được đánh giá là sẽ không ngừng “hot” trong những năm tới với mức thu nhập “khủng”.

Thực trạng hiện nay cho thấy nguồn nhân lực cho ngành quản lý công nghiệp đang thiếu hụt rất nhiều, chính điều này đã tạo ra cơ hội việc làm cho ngành này là cực kỳ lớn. Mặc dù tiềm năng xin việc lớn nhưng cơ hội có việc làm hay không là phụ thuộc vào bạn. Lượng kiến thức, kỹ năng của ngành quản lý công nghiệp rất rộng, bao quát rất nhiều nội dung. Nói cách khác, học quản lý công nghiệp không khó xin việc với điều kiện bạn phải trau dồi, rèn luyện tốt những kỹ năng chuyên môn thường xuyên, chủ động tìm kiếm cơ hội việc làm cho riêng mình.

Hy vọng qua bài viết của iRTC, các bạn đã nắm được ngành Quản lý công nghiệp là gì và mô tả chi tiết công việc và cơ hội việc làm của ngành này. Chúc các bạn tìm được định hướng và tìm được công việc đáng mơ ước.

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU ĐÀO TẠO CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ QUỐC TẾ - iRTC
Thông tin đăng ký khóa học:

Trụ sở iRTC:  58 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Điện thoại:  028 3885 6866 (Hotline) - 0902 419 079 (Mr Vinh) - 0908 419 079 (Mr Xuân)
Email:  tuvan@irtc.edu.vn - daotao@irtc.edu.vn - daotaoquanly.irtc@gmail.com
Websitewww.irtc.edu.vn - www.lean6sigma.edu.vn

 

GỬI LIÊN HỆ


LIÊN HỆ TƯ VẤN:
Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh

  028 667 02879
  0902 419 079
  0908 419 079
daotao@irtc.edu.vn



































































KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU