Mục lục [Ẩn]
Chất lượng sản phẩm đóng vai trò sống còn đối với các doanh nghiệp do đó cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ luôn là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp. Bài viết sau sẽ giúp đọc giả biết được các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm để có thể khắc phục những điểm yếu và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Một sản phẩm đạt chất lượng khi các tính năng và công dụng của sản phẩm có thể đáp ứng các mong muốn của người tiêu dùng và đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Ngoài ra chất lượng còn được hiểu là sự tuyệt hảo, không tồn tại các khiếm khuyết hoặc khuyết điểm về thông số có thể đo lường so với những sản phẩm cùng loại.
Khái niệm chất lượng có thể được coi là tương đối do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như kinh tế, xã hội, tập quán, cách nhìn nhận, sở thích của người tiêu dùng,… Để có một cái nhìn chung và phù hợp cho giao thương giữa các vùng miền, quốc gia và khu vực thì các doanh nghiệp cần áp dụng một quy chuẩn chung về chất lượng đó chính là ISO 9001.
Nguyên vật liệu đầu vào là yếu tố quan trọng hàng đầu, tham gia trực tiếp vào việc cấu thành sản phẩm. Để có thể sản xuất được những sản phẩm chất lượng cao thì nguyên vật liệu đầu vào cần có phải có chất lượng cao, cung ứng kịp thời, đủ số lượng và đồng bộ về chất lượng. Nếu nguyên vật liệu không được kiểm soát về chất lượng, chậm trễ trong cung ứng, không đầy đủ số lượng thì doanh nghiệp sẽ đối diện tới việc không thể đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra, trễ đơn hàng,…
Để đảm bảo về nguyên liệu, doanh nghiệp cần thường xuyên đánh giá nhà cung cấp, thường xuyên rà soát chuỗi cung ứng cũng như trú trọng tới việc quản lý kho. Ngoài ra, với sự phát triển của công nghệ hiện đại thì doanh nghiệp cũng cần không ngừng tìm kiế và phát triển những nguyên vật liệu thay thế mới với định hướng tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải môi trường, giảm giá thành sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm.
Công nghệ và máy móc thiết bị sản xuất sẽ quyết định việc hình thành tính năng kỹ thuật, sự đa dạng hóa chủng loại sản phẩm và đặc biệt là chất lượng sản phẩm để có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn.
Mặt khác, công nghệ và thiết bị hiện đại còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu tiêu hao tài nguyên, ít tiêu tốn nhân lực hơn, giảm thiểu tác động môi trường, cải thiện môi trường làm việc , tạo điều kiện cho cải tiến trong sản xuất. Những điều kiện này sẽ giúp doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển một cách rõ rệt.
Yêu cầu về chất lượng của người tiêu dùng hiên nay đang vô cùng cao do đó để có thể nâng cao sức cạnh tranh thì doanh nghiệp cần phải không ngừng cải tiến công nghệ sản xuất hiện đại, đầu tư vào các trang thiết bị và dây chuyền sản xuất.
Với trang thiết bị máy móc, ngoài việc đầu tư ban đầu thì doanh nghiệp cũng cần chú ý tới công tác bảo trì bảo dưỡng thường xuyên để có thể đảm bảo tuổi thọ của máy, giúp máy hoạt động một cách chính xác, tránh những hư hỏng không lường trước. Một trong các công cụ được các doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất trong bảo trì thiết bị máy móc đó là TPM. Trong quá trình bảo trì, doanh nghiệp cũng cần chú ý lưu lại nhật ký bảo trì để có thể theo dõi tình trạng bảo trì và truy xuất khi cần thiết hoặc được yêu cầu của khách hàng.
Nhiều doanh nghiệp thường mắc sai lầm chính là mua trang thiết bị cũ để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên quyết định này sẽ dẫn tới việc tiêu tốn vật liệu hơn, nhiều rủi ro trong sử dụng, tốn kém trong bảo trì sửa chữa và đặc biệt là khiến hệ thống sản xuất của doanh nghiệp trở nên lạc hậu, thiếu khả năng cạnh tranh.
Ngoài việc sở hữu các trang thiết bị máy móc hiện dại, doanh nghiệp cũng cần chú ý tới các giải pháp công nghệ hiện đại để có thể quản lý trang thiết bị máy móc một cách hiện đại, giúp tận dụng tối đa khả năng của thiết bị.
Trong mọi lĩnh vực sản xuất hàng hóa hay cung cấp dịch vụ thì lực lượng con người luôn được đặt lên hàng đầu trong việc ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Khái niệm này bao gồm các cấp lãnh đạo, bộ phận quản lý và công nhân lao động.
Với người lao động thì ngoài chế độ lương thưởng, doanh nghiệp cũng cần lưu ý tới việc, đảm bảo không gian làm việc an toàn, phù hợp cho người lao động.
Ngoài bộ phận sản xuất thì công tác quản lý chất lượng (QA/QC) cũng vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp cần chắc rằng những vị trí trọng yếu đã được đào tạo QA – QC một cách bài bản.
Dù 3 yếu tố trên được đầu tư nhiều bấy nhiêu nhưng nếu thiếu đi chất kết dính quán trọng đó chính là phương thức tổ chức thì doanh nghiệp cũng khó có thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Các chuyên gia về quản lý chất lượng đã cho rằng 80% vấn đề về chất lượng xuất phát từ khâu quản lý. Nếu doanh doanh nghiệp không có quy trình quản trị nhân sự, cách quản lý đồng nhất, thiếu sự liên kết giữa các phòng ban thì sẽ khó lòng tạo ra được những sản phẩm phù hợp, đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng.
Doanh nghiệp có thể áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 để có thể tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ngoài tư vấn ISO 9001, doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều phương pháp quản lý sản xuất và quản lý chất lượng khác để có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm như Lean Manufacturing, Lean Six Sigma, FMEA, ISO 22000/ HACCP ( với lĩnh vực thực phẩm và các ngành hàng có liên quan),…
Tham khảo khóa học quản trị nhân sự.
Chất lượng sản phẩm luôn chịu ảnh hưởng bởi thị trường đặc biệt là nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy, doanh nghiệp luôn cần phải nghiên cứu thị trường một cách cẩn thận và thường xuyên để có thể xác định được khách hàng và các yêu cầu về chất lượng sản phẩm.
Ví dụ: Khi mức thu nhập của người tiêu dùng còn thấp, cung của sản phẩm ít hơn so với cầu thì yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm chưa cao và người tiêu dùng cũng không quan tâm quá nhiều tới các khía cạnh khác của sản phẩm như thẩm mỹ, thương hiệu, tính độc quyền,… Tuy nhiên khi khách hàng có thu nhập cao hơn, khách hàng sẽ có xu hướng yêu cầu sản phẩm có chất lượng tốt hơn, đạt các tiêu chuẩn, tính thẩm mỹ cao hơn,...
Chính sách của nước sở tại vô cùng quan trọng tới việc thúc đẩy nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Để có thể sản xuất hàng hóa, doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng các tiêu chí do nước sở tại đưa ra. Ngoài ra thì doanh nghiệp cũng có thể tận dụng các ưu đãi của nước sở tại để có thể đổi mới và nâng cấp công nghệ sản xuất để sản xuất ra những sản phẩm chất lượng hơn.
Như đã nói ở trên, khái niệm chất lượng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Tùy vào trình độ văn hóa, thói quen tiêu dùng và sở thích tiêu dùng của khách hàng mà một sản phẩm được xem là có chất lượng hay không. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải nghiên cứu khách hàng trước khi sản xuất hàng hóa.
Mỗi vùng miền mỗi đất nước sẽ có các điều kiện tự nhiên khác nhau và điều này tác động rất mạnh mẽ tới việc đảm bảo và lưu trữ sản phẩm đặc biệt là các sản phẩm lương thực thực phẩm, thuốc, thực phẩm chức năng,… Không chỉ với thành phẩm mà yếu tố môi trường cũng có thể ảnh hưởng tới nguyên vật liệu khả năng vận hành máy móc, khả năng sản xuất,...
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên để có thể xây dựng nhà máy, xây dựng chuỗi cung ứng phù hợp và đặc biệt là đóng gói và bảo quản.
Vừa rồi là những chia sẻ về những một số các yếu tố chính ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp sẽ có thế mạnh và điều kiện sản xuất khác nhau do đó lộ trình nâng cao chất lượng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp sẽ không giống nhau. Để được tư vấn thêm về nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm soát chất lượng sản phẩm hoặc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, quý doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với iRTC qua Hotline 0902 419 079 hoặc để lại thông tin liên lạc theo form trong bài viết. Đội ngũ chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm thuộc đa dạng lĩnh vực của iRTC sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ quý doanh nghiệp trong việc cải thiện chất lượng sản phẩm và tối ưu khả năng sản xuất.
Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, quý bạn đọc đừng quên chia sẻ tới những người đang cần. Sự chia sẻ và ủng hộ của quý đọc giả luôn là động lực để chúng tôi có thể đem tới thêm nhiều bài viết thiết thực hơn.
KHÓA CHUYÊN ĐỀ HỒI QUY TUYẾN TÍNH - SPECIAL COURSE OF MODEL REGRESSION ANALYSIS
Khóa Học Lean Six Sigma Black Belt
KHÓA HỌC ỨNG DỤNG 7 CÔNG CỤ IE TRONG HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN
KHÓA HỌC KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THEO PHƯƠNG PHÁP 8D/ PROBLEM SOLVING – 8D METHOD
Khóa học FMEA - Failure Modes and Effects Analysis
Khóa Học TPS – Toyota Production System
KHÓA HỌC KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CHUYÊN NGHIỆP
Khóa học Kỹ năng Đàm phán thương lượng
Khóa học Kỹ Năng Dịch Vụ Khách Hàng Qua Điện Thoại
Khóa Học Sản Xuất Tinh Gọn - Lean Manufacturing
Khóa Học TPM - Total Productive Management
Khóa học Supply Chain Management - Quản trị chuỗi cung ứng