0902.419.079

Các phương pháp cải tiến ngành may phổ biến

Mục lục [Ẩn]

Trong thời đại công nghệ hóa tự động hóa như ngày nay, sự phát triển không ngừng của cuộc cách mạng công nghiệp có ảnh hưởng đến tất cả các nghành kinh tế, trong số đó bao gồm cả nghành may. Ngành may là một lĩnh vực quan trọng và không thể thiếu trong ngành công nghiệp, đóng góp đáng kể vào sản xuất hàng may mặc trên toàn cầu, có vai trò như một tiền đề để phát triển những nghành công nghiệp khác. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt đang diễn ra, để đảm bảo vị trí trên thị trường cũng như sự tồn tại và đưa đến thành công tại doanh nghiệp, thì sự cải tiến là yếu tố quyết định đóng vai trò vô cũng quan trọng. Yếu tố cải tiến không chỉ giúp tăng cường năng suất, mà còn đáp ứng nhanh chóng yêu cầu thị trường, giảm lãng phí và tiết kiệm chi phí. Các phương pháp cải tiến nếu được áp dụng vào hoạt động sản xuất hiệu quả, sẽ gớp phần to lớn giúp doanh nghiệp có thể tối ưu quy trình sản xuất, các nguồn lực, bên cạnh đó môi trường làm việc được cải thiên hiệu quả linh động và nâng cao độ tin cậy.

Các phương pháp cải tiến trong ngành may

Industrial Engineering (IE)

IE là phương pháp có vai trò quan trọng trong vận hành sản xuất đặc biệt trong nghành may mặc và giày da. Phương pháp này tập trung vào tối ưu hóa quy trình sản xuất, cân bằng dây chuyền sản xuất và tăng cường hiệu suất lao động thông qua việc áp dụng các kỹ thuật quản lý tiến trình. Bên cạnh đó ứng dụng 7 công cụ IE trong hoạt động cải tiến giúp doanh nghiệp có giải pháp để cải thiện sự hiệu quả của các hoạt động sản xuất, từ việc thiết kế quy trình cho đến tối ưu hóa dây chuyền sản xuất.

3S (Sort, Set in Order, Shine)

3S là một phương pháp tiếp cận từ Nhật Bản, tập trung vào việc sắp xếp, sắp đặt và làm sạch môi trường làm việc. Phương pháp này giúp doanh nghiệp loại bỏ những nguồn lực không cần thiết, xác định vị trí phù hợp cho các công cụ và trang thiết bị, cũng như duy trì một môi trường làm việc sạch sẽ, từ đó giúp doanh nghiệp cải thiện năng suất công việc, tiết kiệm được chi phí, tránh lãng phí thời gian.

ECRS (Eliminate, Combine, Rearrange, Simplify)

Trong quy trình sản xuất, người Nhật khi thực hiện Kaizen sẽ tiến hành theo 4 nguyên tác, đó là ECRS. Một phương pháp tập trung vào việc loại bỏ những công việc hoạt động không cần thiết, tiến hành kết hợp các công đoạn sản xuất để hiệu quả hóa hơn, đồng thời thay thế sắp xếp lại công việc nếu cần thiết và có thể đơn giản hóa các quy trình. Thông qua đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian hoàn thiện được công việc hiệu quả.

Lean manufacturing

Lean manufacturing hay còn gọi là Sản Xuất Tinh Gọn là một hệ thống các công cụ và phương pháp quản lý, tập trung vào việc loại bỏ lãng phí và tối ưu hóa hiệu quả sản xuất. Phương pháp này nhấn mạnh việc tăng cường giá trị cho khách hàng thông qua việc cải tiến liên tục quy trình làm việc và loại bỏ những hoạt động không cần thiết.

Just-in-Time (JIT)

JIT là một trong những phương thức quản lý quy trình sản xuất hiệu quả, ứng dụng JIT giúp doanh nghiệp đạt được tỷ lệ Six Sigma đúng như kì vọng. Bên cạnh đó JIT còn được gọi là sản xuất tức thời được hiểu ngắn gọn là Đúng sản phẩm – Đúng số lượng - Đúng nơi – Đúng thời điểm. Phương pháp này giúp doanh nghiệp  giải quyết  nhiều thách đang đối mặt, hạn chế sự lãng phí, tăng khả năng đáp ứng yêu cầu khách hàng và tối ưu hóa quy trình sản xuất.

Kaizen

Kaizen được xem như yếu tố tiên quyết giúp doanh nghiệp tiến hành cải tiến. Phương pháp này tập trung vào việc cải thiện liên tục trong từng giai đoạn quy trình sản xuất, giúp loại bỏ lãng phí hiệu quả đồng thời nâng cao năng suất hiệu quả công việc. Thông qua việc khuyến khích mọi thành viên trong tổ chức đóng góp ý kiến và tham gia vào quá trình cải tiến, việc áp dụng Kaizen không chỉ gói gọn mang lại lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất mà còn có thể mở rộng các hoạt động đời sống, môi trường làm việc trở nên tích cực hơn.

Phân tích các giá trị và thao tác lãng phí

Trong quá trình sản xuất thì vấn đề lãng phí là việc không thể tránh khỏi, lãng phí làm cho doanh nghiệp tổn thất một khoản lớn không đáng có, nếu như không có sự kiểm soát và ngăn chặn kịp thời. Chính vì vậy, tiến hành phân tích các giá trị và thao tác lãng phí giúp cho việc xác định được các hoạt động nào cần thiết tạo ra được giá trị, đồng thời loại bỏ những hoạt động không có hiệu quả không cần thiết. Doanh nghiệp có thể loại bỏ các lãng phí thông qua phương thức sản xuất tinh gọn trong phương pháp Lean Six Sigma mang lại hiệu quả và tương đối đơn giàn. Điều này giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất và cải thiện hiệu suất lao động.
Tham khảo bài viết về các loại lãng phí: 7 loại lãng phí trong sản xuất

Tìm lãng phí hiện trường

Tìm lãng phí hiện trường là phương pháp tập trung vào hoạt động tìm kiếm, phân tích và loại bỏ lãng phí không cần thiết trong quy trình sản xuất. Bằng cách quan sát và hiểu rõ các hoạt động hàng ngày, công ty có thể xác định những thách thức cụ thể và đưa ra các biện pháp cải tiến phù hợp.

Theory of Constraints (TOC)

TOC  hay còn gọi là lý thuyết điểm hạn chế, là một phương pháp quản lý tập trung vào việc xác định các yếu tố gây cản trở và tiến hành giải quyết các hạn chế, cải thiện các ràng buộc trong quy trình sản xuất. Bằng cách tìm hiểu và giải quyết những hạn chế chính, TOC giúp tối ưu hóa hiệu suất tổng thể của hệ thống sản xuất.

Cải thiện phương tiện sản xuất

Việc tiến hành cải tiến phương tiện sản xuất góp phần giúp tăng khả năng vận hành và hiệu quả của các thiết bị, máy móc trong quy trình sản xuất. Các phương tiện sản xuất được nâng cấp và tối ưu hóa giúp doanh nghiệp có thể đạt hiệu suất cao hơn và hạn chế được sự lãng phí.

5S (Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu, Shitsuke)

5S là một hệ thống tổ chức phương pháp quản lý môi trường làm việc sạch sẽ, gọn gàng và có tổ chức. Trọng tâm của phương pháp là đảm bảo mọi vật liệu dụng cụ được đặt vào đúng chỗ, sắp xếp đúng vị trí theo trình tự nhất định, loại bỏ những vật liệu không cần thiết, làm sạch và duy trì môi trường làm việc an toàn. 5S giúp tăng cường hiệu suất và sự tổ chức trong quy trình sản xuất, bên cạnh đó còn tạo được môi trường làm  việc tích cực, cải thiện được chức năng tổng thể cho doanh nghiệp.

Cải tiến chuyền sản xuất

Cải tiến chuyền sản xuất tập trung vào việc cải thiện dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đạt được sự linh hoạt cao hơn. Bằng cách tối ưu hóa quy trình, cải tiến công nghệ và đảm bảo sự liên kết hợp lý giữa các giai đoạn, công ty có thể đạt được năng suất tối đa, tiết kiệm được chi phí và giảm thời gian sản xuất từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Tham khảo: Cân bằng chuyền sản xuất

Tối ưu hóa quy trình sản xuất

Tối ưu hóa quy trình sản xuất bằng cách tiến hành phân tích đánh giá và cải thiện các giai đoạn trong quy trình nhằm tăng cường hiệu quả và giảm lãng phí trong mỗi giai đoạn sản xuất. Qua đó doanh nghiệp có thẻ tối đa hóa sản phẩm và đạt được hiệu suất cao nhất.

Lean Six Sigma


lean six sigma

Lean Six Sigma là sự kết hợp giữa triết lý Lean và Six Sigma, với mục tiêu nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm thiểu sai sót. Phương pháp này giúp doanh nghiệp giảm lãng phí các nguồn lực vật chất thời gian, đồng thời tăng cường chất lượng sản phẩm, và nâng cao hiệu quả tổng thể của quy trình sản xuất.

Vì sao ngành may cần nhiều cải tiến

Ngày nay, với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường cùng với những bước đột phá của công nghệ số. Hầu hết các doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất. Và ngành may mặc cũng không phải là ngoại lệ, khi các thiết bị máy móc công nghệ ngày càng hiện đại đòi hỏi sự đổi mới cải tiến liên tục trong quy trình sản xuất.

Tính cạnh tranh cao và yêu cầu khắt khe

Thị trường ngành may có sự cạnh ranh gay gắt và yêu cầu có độ chính xác cao, khắt khe cao về chất lường sản phẩm, thời gian và giá cả. Chính vì thế đòi hỏi các doanh nghiệp cải tiến liên tục quy trình sản xuấtt các thiết bị công nghệ để phù hợp tình hình thực tế, đảm bảo sự tồn tại và phát triển lâu dài trong thị trường cạnh tranh.

Tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả

cắt giảm chi phí
Việc tiến hành cải tiến giúp cho hiệu quả công việc đươc cải thiện, hạn chế lãng phí, tối ưu hóa quy trình sản xuất và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả. Qua đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nguồn lực, đồng thời hiệu suất công việc tổng thể của công ty cũng được cải thiện.

Đáp ứng nhu cầu thị trường đa dạng

Thị trường may mặc luôn đa dạng về mẫu mã, chất liệu, thiết kế,.. vì thế luôn đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng của khách hàng về mức độ nhu cầu. Để thích nghi với điều đó, thi yếu tố cải tiến giúp công ty thích ứng linh hoạt với sự thay đổi này, từ việc tăng cường khả năng đáp ứng đến việc giảm thời gian chuyển đổi sản phẩm.

Tăng tính linh hoạt và độ tin cậy

VIệc tiến hành cải tiến trong ngành may giúp tăng tính linh hoạt trong sản xuất, từ việc thay đổi công nghệ cho đến tăng cường sự linh hoạt của lao động. Đồng thời, nâng cao độ tin cậy của quy trình sản xuất giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm và sự tin tưởng từ khách hàng.

Lợi ích của việc áp dụng phương pháp cải tiến trong ngành may

Yếu tố cải tiến có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp sản xuất, Chính vì thế tiến hành cải tiến luôn được chú trọng, việc áp dụng các phương pháp trong cải tiến đem lại nhiều lợi ịch cho doanh nghiệp, không chỉ tiết kiệm thòi gian chi chi phí mà còn đem lại hiệu quả tối ưu nhất.

Tăng cường sự cạnh tranh

Áp dụng các phương pháp cải tiến giúp công ty nâng cao năng lực cạnh tranh, từ việc tăng khả năng đáp ứng yêu cầu thị trường cho đến việc cải thiện chất lượng sản phẩm.

Tiết kiệm thời gian và tài nguyên

Tiến hành cải tiến giúp cho quy trình sản xuất được tối ưu hóa, tiết kiệm thời gian, các nguồn tài nguyên. Điều này giúp công ty giảm được chi phí và tăng cường hiệu suất lao động.

Tăng khả năng đáp ứng yêu cầu khách hàng

Nhu cầu khách hàng ngày càng cao và đa dạng, vì thế cải tiến liên tục giúp doanh nghiệp tăng khả năng đáp ứng mọi yêu cầu. Đảm bảo được lượng sản phẩm cung cấp đúng lúc, tối ưu hóa quy trình đặt hàng và giao hàng.

Nâng cao hiệu quả và lợi nhuận

Áp dụng phương pháp cải tiến giúp nâng cao hiệu quả tổng thể của quy trình sản xuất, từ việc tăng cường sản lượng cho đến việc giảm lãng phí. Điều này đồng nghĩa với việc tăng cường lợi nhuận và đảm bảo sự bền vững của công ty.

Những thách thức trong việc cải tiến ngành may và cách vượt qua

Khả năng đáp ứng từ các bộ phận liên quan

Việc cải tiến đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nghành may,muốn đạt được điều đó đòi hỏi sự hợp tác và đồng thuận từ các bộ phận liên quan, từ việc đào tạo nhân viên cho đến việc cải thiện hệ thống quản lý. Để thực hiện được điều này thì cần xây dựng một môi trường làm việc tích cực và khuyến khích sự đóng góp ý kiến từ tất cả các thành viên.

Thay đổi trong quy trình làm việc và văn hóa công ty

Cải tiến yêu cầu sự thay đổi trong quy trình làm việc và văn hóa công ty. Để vượt qua thách thức này, công ty cần có một kế hoạch triển khai rõ ràng và đảm bảo sự tham gia và ủng hộ từ các nhân viên.

Đào tạo và phát triển nhân lực

Để quá trình cải tiến đạt được hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp cần có chính sách đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên, đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức kỹ thuật cũng như phát triển các kỹ năng quản lý và lãnh đạo. Vì vậy bên cạnh áp dụng phương pháp cải tiến thì công ty cần thiết lập chương trình đào tạo liên tục và tạo điều kiện cơ hồi phát triển cho nhân viên.

Tóm lại, trong hoạt động sản xuất nghành may hay bất cứ lĩnh vực nào thì yếu tố cải tiến luôn đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sự tồn tại và sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Để đạt được kết quả tốt nhất trong quy trình sản xuất, doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá và lựa chọn phương pháp cải tiến thích hợp nhất với tổ chức.


khóa học cải tiến sản xuất

Trung tâm đào tạo iRTC là đơn vị chuyên cung cấp hàng đầu về sản phẩm tư vấn và đào tạo các giải pháp tiêu chuẩn quản lý quốc tế và tư vấn cấu trúc hệ thông thông quản lý, cải tiến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp,… Thông qua những chia sẽ trên về các phương pháp cải tiến trong nghành may, hy vọng rằng qua bài viết này, quý độc giả sẽ có được cái nhìn khái quát về các phương pháp cải tiến hiện nay, cũng như các thách thức trong quá trình cải tiến.

Để được tư vấn kỹ hơn về các khóa học về các phương pháp cải tiến như Lean Six Sigma, phương pháp Kaizen 5s, Lean manufacturing,… hay  tìm hiểu kĩ hơn về ứng dụng 7 công cụ IE trong hoạt động cải tiến đang được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới, cũng như các chương trình tư vấn có liên quan, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới iRTC qua Hotline 0902 419 079 để được tư vấn tốt nhất.

GỬI LIÊN HỆ


LIÊN HỆ TƯ VẤN:
Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh

  028 667 02879
  0902 419 079
  0908 419 079
daotao@irtc.edu.vn



































































KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU