0902.419.079

Quản Lý Sản Xuất Cần Làm Gì? Học Gì Để Trở Thành Quản Lý Sản Xuất?

Mục lục [Ẩn]

Dưới sự dẫn dắt của một nhà quản lý giàu kinh nghiệm, toàn bộ công việc sẽ trở nên nhịp nhàng và năng suất của người lao động cũng được tăng lên đáng kể. Đặc biệt là trong hoạt động sản xuất, sự hiện diện của người quản lý sẽ giúp đội ngũ sản xuất duy trì tinh thần làm việc tích cực, thúc đẩy phối hợp giữa các bên và tạo nên một môi trường sản xuất linh hoạt, bền vững. Nếu cá nhân muốn tìm hiểu chi tiết về nhiệm vụ và cách để phát triển bản thân trở thành nhà quản lý xuất sắc, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích.
 

Quản lý sản xuất là gì?

Quản lý sản xuất là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều phối và kiểm soát các hoạt động sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ sao cho tối ưu nhất. Nói cách khác, việc quản lý sản xuất tốt sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, chi phí rẻ và đúng tiến độ.

Một nhà quản lý sản xuất hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp cân bằng hoàn hảo giữa ba yếu tố: chi phí, chất lượng và thời gian giao hàng. Từ đó không chỉ đáp ứng mà còn vượt qua kỳ vọng của thị trường.

Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, quản lý sản xuất có thể còn được gọi là: Trưởng bộ phận sản xuất, quản đốc xưởng, điều phối sản xuất hoặc giám sát quy trình sản xuất,... Tùy vào quy mô và cơ cấu của từng doanh nghiệp thì vai trò này có thể mang chức danh khác nhau. Nhưng dù vậy, điểm chung đều là hướng tới mục tiêu chung của quản lý sản xuất:

  • Sản phẩm được tạo ra đáp ứng các yêu cầu của khách hàng
  • Đáp ứng thời gian, tiến độ được giao
  • Tối ưu hóa nguồn lực
  • Cắt giảm lãng phí, giảm chi phí sản xuất nhưng vẫn giữ chất lượng
Tham khảo khóa học Quản Lý Sản Xuất

Quản lý sản xuất cần làm gì?


Quản lý sản xuất cần làm gì?
Quản lý sản xuất là cần làm gì?

Người làm quản lý sản xuất là người chịu trách nhiệm xuyên suốt quá trình sản xuất, đảm bảo hoạt động diễn ra suôn sẻ, giúp sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và giao hàng đúng thời hạn. Họ là người đứng giữa, kết nối các bộ phận liên quan và đồng thời linh hoạt xử lý các vấn đề phát sinh để giữ cho hệ thống sản xuất luôn vận hành ổn định, hiệu quả.

Mô tả công việc của một người quản lý sản xuất

Tổng quan công việc của một QLSX thường xoay qoanh các công việc như xây dựng quy trình, lập kế hoạch triển khai cũng như giám sát, đảm bảo cơ sở vật chất, nguyên liệu, nhân công và bước cuối cùng là kiểm thử hàng hóa, sản phẩm do doanh nghiệp mình tạo ra. Tùy thuộc vào ngành nghề sản xuất, quy mô cũng như phương pháp của từng doanh nghiệp khác nhau nên công việc cũng sẽ khác nhau, cụ thể:

  • Nhận đơn hàng từ cấp quản lý sau đó lập kế hoạch sản xuất, tiến hành phân tích dữ liệu để đưa ra báo cáo về nguyên liệu, thời gian hoàn thành, số lao động sản xuất, sản phẩm làm ra cũng như chi phí ban đầu và phát sinh để báo cáo cấp quản lý
  • Sau khi được duyệt kế hoạch, nhân viên QLSX sẽ ước tính ngân sách, tìm nguồn cung nguyên liệu, lên kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị của nhà máy để bắt đầu tiến hành sản xuất
  • Tiến hành giám sát quy trình làm việc của công nhân và máy móc. Đảm bảo vật liệu không bị thiếu hụt, theo dõi tiến trình nhập – xuất thành phẩm. Rà soát, phát hiện các khâu sản xuất, sản phẩm bị lỗi để tiến hành phân tích nguyên nhân, báo cáo và đưa ra cách xử lý nhanh nhất
  • Phụ trách giám sát công việc của các phòng ban, xưởng sản xuất, liên kết với cấp quản lý và các cấp dưới như tổ trưởng sản xuất, công nhân,…để có hướng giải quyết vấn đề kịp thời khi sản xuất bị gặp vấn đề. Tổng hợp và viết báo cáo theo ngày/tháng/quý tùy theo mức độ sản xuất của từng đơn vị
  • Đặt ra tiêu chuẩn mục tiêu cho từng khâu sản xuất để kịp thời đánh giá, phân công giám sát một cách minh bạch
  • Tiếp nhận xử lý các đơn hàng từ phòng kinh doanh để báo cáo tình trạng tồn kho, lập kế hoạch quản lý kho bãi một cách chuyên nghiệp

Những yêu cầu mà người QLSX phải đạt được

Để đảm nhận tốt vị trí quản lý sản xuất, người làm công việc này cần hội tụ nhiều yếu tố quan trọng, từ chuyên môn vững vàng đến kỹ năng lãnh đạo và tư duy chiến lược. Những yêu cầu này không chỉ thúc đẩy kiểm soát quy trình sản xuất mà còn đóng vai trò quyết định trong việc thúc đẩy năng suất và duy trì lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

  • Kiến thức chuyên môn sâu rộng: Am hiểu về máy móc, phương pháp hiện đại (Lean, Six Sigma, Kaizen), nắm vững các tiêu chuẩn chất lượng về an toàn lao động cùng các quy định pháp lý liên quan.
  • Kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch và quản lý dự án: Thành thạo kỹ năng giám sát dự án, xây dựng kế hoạch sản xuất chi tiết, kiểm soát chi phí và hoàn thành hạng mục đúng thời hạn.
  • Kỹ năng quản lý và lãnh đạo đội ngũ: Nắm vững kỹ năng giao tiếp, thuyết phục. Bên cạnh đó là quản lý cấp dưới tốt, biết cách phân công công việc phù hợp với năng lực cá nhân, truyền tải được cảm hứng tới đội ngũ để tạo nên môi trường làm việc đoàn kết, kỷ luật.
  • Tinh thần trách nhiệm và tác phong chuyên nghiệp: Sẵn sàng chịu trách nhiệm khi có vấn đề phát sinh, chủ động khắc phục sự cố. Kèm theo đó là tác phong làm việc nhanh gọn, chuyên nghiệp, luôn ưu tiên giải quyết vấn đề linh hoạt, hiệu quả để hạn chế gián đoạn trong sản xuất.
  • Tư duy cải tiến và tối ưu hóa: Biết cách tìm kiếm cơ hội cải tiến quy trình, cắt giảm lãng phí và nâng cao năng suất thông qua sáng kiến mới. Người quản lý cũng cần có sự nhạy bén với các xu hướng công nghệ và sẵn sàng áp dụng giải pháp tiên tiến để gia tăng hiệu quả vận hành.
  • Khả năng làm việc linh hoạt theo đặc thù doanh nghiệp: Dễ dàng thích nghi với đặc điểm sản xuất của từng ngành nghề, linh hoạt điều chỉnh chiến lược quản lý tùy theo quy mô và mục tiêu sản xuất cụ thể.

Học gì để trở thành quản lý sản xuất?


Các yếu tố để trở thành một quản lý sản xuất giỏi
Các yếu tố để trở thành một quản lý sản xuất giỏi

Nhân viên quản lý sản xuất có thể xuất thân từ các ngành như Logistics, Quản trị kinh doanh, Kỹ thuật hệ thống công nghiệp, Quản lý chuỗi cung ứng hoặc các lĩnh vực chuyên ngành khác.

Quản Lý Sản Xuất cần học gì?

Người làm quản lý sản xuất có thể đến từ nhiều ngành nghề khác nhau như kỹ thuật, quản trị kinh doanh, logistics hoặc thậm chí là công nghệ thông tin nếu làm việc trong môi trường sản xuất tự động hóa. Dù xuất phát điểm là gì thì cá nhân vẫn cần trang bị cho bản thân nền tảng vững chãi để có thể đảm nhận vai trò quản lý sản xuất một cách xuất sắc.

Các chuyên ngành đào tạo nền tảng

  • Quản lý công nghiệp: Cung cấp kiến thức tổng quan về quy trình sản xuất, tối ưu hóa vận hành và quản lý nhân sự trong môi trường sản xuất.
  • Kỹ thuật sản xuất: Giúp hiểu rõ về công nghệ sản xuất, vận hành máy móc và cải tiến quy trình theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
  • Quản trị kinh doanh: Hỗ trợ phát triển tư duy chiến lược, kỹ năng ra quyết định và khả năng quản lý các nguồn lực sản xuất hiệu quả.

Những khóa học kỹ năng chuyên sâu

  • Quản lý chất lượng (QA/QC): Trang bị kiến thức về kiểm soát và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  • Lean Manufacturing, Six Sigma: Giúp tối ưu hóa quy trình, cắt giảm lãng phí và nâng cao năng suất.
  • Lập kế hoạch và điều độ sản xuất: Cách xây dựng kế hoạch, phân bổ nguồn lực và theo dõi tiến độ sản xuất.

Chứng chỉ và bằng cấp chuyên môn

  • Chứng chỉ Quản lý sản xuất chuyên nghiệp: Xác nhận năng lực và kiến thức toàn diện về quản lý sản xuất.
  • Chứng nhận ISO (9001, 14001, 45001): Giúp cá nhân nắm vững các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, môi trường và an toàn lao động.


Khóa học Quản lý sản xuất chuyên nghiệp của Trung tâm iRTC
Khóa học Quản lý sản xuất chuyên nghiệp của Viện iRTC

Tham gia đào tạo Quản lý sản xuất tại IRTC

Thấu hiểu nhu cầu nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý sản xuất một cách nhanh chóng và hiệu quả từ quý học viên, IRTC giới thiệu khóa học “Quản lý sản xuất chuyên nghiệp” với lộ trình được thiết kế bài bản. Chương trình kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và ứng dụng thực tiễn, giúp học viên không chỉ nắm vững nền tảng chuyên môn mà còn triển khai hiệu quả vào công việc thực tế, tối ưu hóa quy trình sản xuất và nâng cao năng suất doanh nghiệp.

Khóa học quản lý sản xuất do IRTC tổ chức

Không thể thiếu đối với một khóa học chuyên sâu, đó là chuyên gia giàu kinh nghiệm. Sở hữu kiến thức cùng phương pháp giảng dạy linh hoạt và đa dạng, khóa học sẽ cung cấp cho học viên hành trang để tự tin đảm nhận vai trò quản lý, mở rộng cơ hội thăng tiến cho các cá nhân. Từ đó, có thể trở thành nhân tố chủ chốt, góp phần thúc đẩy doanh thu và mở rộng phạm vi phát triển của doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Qua những chia sẻ ở trên, hy vọng bạn đọc đã nắm được các công việc mà nhân viên Quản lý sản xuất phải đảm nhiệm và biết được những yêu cầu chuyên môn cần thiết để trở thành một người Quản lý sản xuất giỏi. Nếu bạn còn thiếu những kỹ năng trên và chưa dám ứng tuyển vào vị trí QLSX, Khóa học Quản lý sản xuất của Viện iRTC sẽ là một gợi ý cho bạn. Hãy điền vào form bên dưới bài viết hoặc liên hệ số Hotline 0902 419 079 để tham gia khóa học nhé.

GỬI LIÊN HỆ


LIÊN HỆ TƯ VẤN:
Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh

  028 667 02879
  0902 419 079
  0908 419 079
daotao@irtc.edu.vn












































































KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU