Mục lục [Ẩn]
Nếu bạn là một người quan tâm tới việc xây dựng KPI cho doanh nghiệp thì chắc hẳn bạn sẽ nghe tới KRA - một khái niệm quan trọng trong quản lý hiệu suất. Bài viết này của iRTC sẽ giúp bạn đọc có thể hiểu thêm về KRA cũng như cách xây dựng KRA.
KRA (Key Result Area) là thuật ngữ được sử dụng trong quản lý hiệu suất và đánh giá kết quả trong một tổ chức, phòng ban, đội nhóm hoặc một cá nhân. Nó đề cập đến những lĩnh vực quan trọng và kết quả chính mà một người hoặc tổ chức cần tập trung để đạt được thành công.
KRA có thể liên quan trực tiếp đến sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược của tổ chức. Nó tạo ra một khung cơ bản để định hướng và tập trung nỗ lực và tài nguyên của mọi người trong tổ chức.
Ở góc độ công việc hằng ngày, KRA giúp xác định các ưu tiên và định hình hướng đi cho công việc và hoạt động hàng ngày của cá nhân hoặc nhóm.
Nó là một phần quan trọng của quá trình định hướng và đo lường hiệu suất nếu mỗi cá nhân đều có thể bám sát được KRA của chính mình thì chắc chắn bạn có thể tạo ra những kết quả tốt nhất mà chẳng phải quá bận rộn, tất bật. KRA và KPI (Key Performance Indicator) liên quan chặt chẽ với nhau, với KRA xác định lĩnh vực mục tiêu, trong khi KPI đo lường sự thành công và tiến độ đạt được trong từng KRA.
Tham khảo bài viết: học KPI ở đâu tốt.
Để có thể dễ hiểu hơn về KRA, bạn đọc có thể tham khảo ví dụ sau:
Nghề nghiệp: Nhân viên tư vấn bán hàng
KRA: Tăng doanh số bán hàng
Mục tiêu KRA: Tăng doanh số bán hàng trong năm tới
Các chỉ số KPI (Key Performance Indicators) liên quan đến KRA:
Các chỉ số trên sẽ được sử dụng để đánh giá hiệu suất của Mai trong vai trò nhân viên bán hàng. Kết quả đạt được trong mỗi chỉ số này sẽ cho biết mức độ thành công của Mai trong đạt được mục tiêu KRA của mình.
Dưới đây iRTC sẽ chia sẻ cho bạn một số lý do vì sao KRA lại quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp:
Công cụ giúp theo dõi hiệu suất: KRA mang lại nhiều giá trị quan trọng cho cả doanh nghiệp và từng cá nhân. Với doanh nghiệp,việc sử dụng chỉ số KRAs có thể giúp công ty của bạn theo dõi tiến trình riêng mình, bao gồm các phòng ban và nhân viên khác nhau của riêng mình. Nó cung cấp một hệ thống đo lường và theo dõi hiệu suất hiệu quả, từ đó cung cấp thông tin quan trọng để đánh giá và cải tiến.
Động lực thúc đẩy hiệu suất: Đối với từng cá nhân, KRA giúp xác định rõ vai trò và trách nhiệm của họ trong tổ chức, đồng thời tạo điều kiện để phát triển kỹ năng và nâng cao hiệu suất làm việc.
Phân phối công việc một cách bình đẳng: Chỉ số KRA có thể khuyến khích bạn nắm lấy trách nhiệm của mình để giúp tổ chức của bạn thành công cũng góp phần quan trọng trong việc xây dựng KPI.
Khi KRA đã được xác định, các KPI có thể được phát triển để đo lường tiến độ và đạt được mục tiêu của từng KRA một cách cụ thể và định lượng.
Có thể nói KRA là một trong những chỉ số quan tọng cần được áp dụng trong doanh nghiệp hiện nay để đánh giá kết quả và hiệu quả công việc dựa trên những kết quả chủ yếu trên mỗi đầu mục công việc mà nhân viên phải thực hiện. Chỉ số KPI và KRA sẽ là bộ dôi công cụ hữu hiệu mà doanh nghiệp có thể áp dụng để đạt được các mục tiêu về kinh doanh trong tương lai.
Trong bài viết trên, chúng ta đã khám phá về KRA, qua đây mới thấy, chỉ một câu hỏi KRA là gì cũng đủ sức khởi dậy trong bạn ý thức phát triển con đường thăng tiến cho sự nghiệp của mình. Nếu bạn quan tâm đến việc tìm hiểu thêm về KRA và cách xây dựng KPI cho doanh nghiệp thì hãy liên hệ ngay với iRTC để được tư vấn về chương trình tư vấn KPI và khóa học KPI chuyên sâu. Khóa học này sẽ giúp bạn nắm vững các khái niệm về KPI, KRA để có thể đem lại những giá trị thực tiễn tại doanh nghiệp.
Hi vọng rằng với những chia sẻ vừa rồi, quý bạn đọc đã có thể hiểu thêm về KRA và rộng hơn là KPI. Để được tư vấn thêm về khóa học phù hợp cũng như các chương trình tư vấn doanh nghiệp của iRTC, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với iRTC qua Hotline 0902 419 079 để được tư vấn chi tiết.
KHÓA CHUYÊN ĐỀ HỒI QUY TUYẾN TÍNH - SPECIAL COURSE OF MODEL REGRESSION ANALYSIS
Khóa Học Lean Six Sigma Black Belt
KHÓA HỌC ỨNG DỤNG 7 CÔNG CỤ IE TRONG HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN
KHÓA HỌC KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THEO PHƯƠNG PHÁP 8D/ PROBLEM SOLVING – 8D METHOD
Khóa học FMEA - Failure Modes and Effects Analysis
Khóa Học TPS – Toyota Production System
KHÓA HỌC KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CHUYÊN NGHIỆP
Khóa học Kỹ năng Đàm phán thương lượng
Khóa học Kỹ Năng Dịch Vụ Khách Hàng Qua Điện Thoại
Khóa Học Sản Xuất Tinh Gọn - Lean Manufacturing
Khóa Học TPM - Total Productive Management
Khóa học Supply Chain Management - Quản trị chuỗi cung ứng