0902.419.079

QA và QC là gì? QA và QC khác nhau như thế nào?

Mục lục [Ẩn]


QA và QC khác nhau như thế nào là điều mà rất nhiều người đặc biệt quan tâm đến. Phầ lớn mọi người thường nghĩ rằng QA và QC giống nhau do đó có thể hoán đổi công việc cho nhau nhưng điều này hoàn toàn sai. Để hiểu rõ hơn về QA và QC, hãy cùng dành ít phút để tham khảo về bài viết sau.

QA và QC là gì?

 

QA và QC là gì


QA và QC đều là những công việc liên quan tới quản lý chất lượng nhưng lại khác nhau về tính chất công việc.

Tùy theo quy mô doanh nghiệp và cơ cấu các bộ phận trong công ty thì QA và QC có thể được gộp lại hoặc tách riêng. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp đều tách riêng 2 bộ phận này và hai bộ phận này thực hiện những công việc hoàn toàn khác nhau.

QC là gì? Nhiệm vụ của QC?

 

QC là gì


QC là viết tắt của Quality Control, tiếng Việt là Kỹ sư Quản lý chất lượng. QC là những người trực tiếp thực hiện công tác kiểm tra các sản phẩm ở từng công đoạn sản xuất.

Nhiệm vụ của QC

Với cấp độ thấp nhất của việc quản lý chất lượng, nhiệm vụ của QC sẽ bao gồm:

  • Lên kế hoạch kiểm tra.
  • Lưu hồ sơ các hạng mục kiểm tra.
  • Báo cáo về những vấn đề không phù hợp trong quá trình kiểm tra.
  • Báo cáo về khắc phục và phòng ngừa trong quá trình sản xuất kiểm tra.
  • Thông tin với bộ phận giám sát khách hàng về tình hình chất lượng sản phẩm.

Yêu cầu của QC

Để đảm nhận vị trí QC thì ngoài những kiến thức về quản lý chất lượng thì bạn cần kiên nhẫn, kỹ tính, hòa đồng, có kiến thức về sản phẩm, hiểu về thiết kế sản phẩm, các công đoạn sản phẩm và đặc biệt là có khả năng làm việc với bộ phận khác một cách hiệu quả.

Khi tác nghiệp, bộ phận QC sẽ thường giám sát tại ngay xưởng sản xuất.

Hoàn cảnh ra đời QC

Về yếu tố lịch sử, khái niệm QC được nói đến vào khoảng những năm 1920 và tập trung vào thành phẩm cuối cùng, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn khi tới tay khách hàng.

Tại một số doanh nghiệp thì QC còn được gọi dưới những trên khác như KCS.

QA là gì

 

QA là gì


QA là viết tắt của Quality Assurance, tiếng việt là Kỹ sư đảm bảo chất lượng. Trong doanh nghiệp thì so với QC, QA là một bước xa hơn về quản lý chất lượng. QA có nhiệm vụ xây dựng quy trình hoặc hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với quy mô và hình thức của doanh nghiệp. Các quy trình được xây dựng được dựa trên những tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000,… để đảm bảo định hướng và không sảy ra sai phạm. Nói cách khác, việc của QA là đảm bảo chất lượng sản phẩm thông qua quy trình.

Nhiệm vụ của QA

Tại doanh nghiệp, QA có những nhiệm vụ chính như sau:

  • Đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp hàng năm.
  • Tham gia vào việc cải tiến sản xuất.
  • Phối hợp với bộ phận sản xuất khi có khách hàng đánh giá doanh nghiệp.
  • Lưu hồ sơ và những chứng nhận năng lực theo quy trình và quy định.
  • Đánh giá nhà cung cấp và thầu phụ hiện đang hợp tác cùng doanh nghiệp.
  • Triển kai công tác đào tạo và huấn luyện cho các bộ phận liên quan về việc triển khai hệ thống, tiêu chuẩn, quy trình cũng như các thay đổi của hệ thống và quy trình để phù hợp với yêu cầu của thực tế.

Yêu cầu của QA

Để đảm nhiệm vị trí QA thì kỹ năng quan sát vô cùng quan trọng. Việc quan sát thấy một chi tiết bất hợp lý nhỏ có thể giúp nhận ra được những lỗi tiềm ẩn trong quy trình sản xuất để có thể đề ra được cách khắc phục tốt nhất để từ đó có thể nâng cao chất lượng sản phẩm.

Để tác nghiệp một cách hiệu quả thì Kỹ năng giao tiếp cũng vô cùng quan trọng với các nhân viên QA. Việc học kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp người làm vị trí QA có thể giao tiếp với các bộ phận một cách trơn tru hơn, đưa ra yêu cầu với người khác hiệu quả cũng như làm việc với đối tác tốt hơn.

Với đặc thù là công việc diễn ra liên tục, thời gian kiểm tra ở mỗi bước dài ngắn chênh lệch khác nhau và yêu cầu QA cần phải sắp xếp thời gian và công việc một cách hợp lý. Chính vì vậy, kỹ năng quản lý thời gian cũng là một yêu cầu vô cùng quan trọng ở vị trí này.

Về chuyên môn, người làm QA cần phải:

  • Hiểu rõ về quy trình làm việc và hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp.
  • Có khả năng tổ chức, tư duy logic theo hệ thống.
  • Có khả năng phân tích và làm việc trên số liệu.
  • Có kiến thức về sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Nắm rõ những tiêu chuẩn quốc tế.

Ngoài ra thì để làm QA một cách hiệu quả thì người làm QA cần trải qua những khóa đào tạo ISO để có những kiến thức về hệ thống.
 

Hoàn cảnh ra đời của QA

QA ra đời sau QC 30 năm khi các nhà quản trị chất lượng nhận ra rằng nếu chỉ tập trung vào thành phẩm cuối cùng thì đã quá trễ, chi phí quá cao, quá thụ động và hiệu quả lại không nhiều. QA ra đời với mục đích tập trung sâu hơn vào các quy trình, tìm ra nguồn gốc gây sai sót và khắc phục nhằm giảm sản phẩm lỗi ở khâu cuối cùng.

Mãi tới 1980 thì khái niệm TQM (Total Quality Management) – quản lý chất lượng toàn diện được ra đời.

QA và QC khác nhau như thế nào?

Khi đã tìm hiểu về QA và QC, ta sẽ thấy được những khác nhau chính của 2 vị trí này như sau:

QA QC
QA đưa ra những tiêu chuẩn, xây dựng quy trình cần thực hiện để sản phẩm khi tới tay khách hàng đạt chất lượng. QC đảm bảo thực hiện những tiêu chuẩn của QA đưa ra được đáp ứng, những quy trình do QA đưa ra được thực hiện.
Công việc triển khai một cách chủ động.
Thực hiện việc lập các tiêu chuẩn, quy trình trước khi sản xuất.
Công việc triển khai một cách bị động.
Thực hiện việc kiểm tra vùng lúc với quá trình sản xuất, sau mỗi giai đoạn sản xuất trước khi sản phẩm tới tay khách hàng.
Tập trung vào quá trình sản xuất. Tập trung vào sản phẩm.
Đảm bảo làm đúng ngay từ đầu. Đảm bảo kết quả đúng theo mong đợi.

Hi vọng rằng với những chia sẻ vừa rồi, quý anh chị đã có thể hiểu thêm về QA và QC là gì cũng như hiểu được QA và QC khác nhau như thế nào. Để đáp ứng nhu cầu của học viên và các doanh nghiệp, iRTC thường xuyên khai giảng Khóa học Quản lý chất lượng hàng tháng. Để được tư vấn thêm chi tiết, quý anh (chị) có thể liên hệ ngay với iRTC qua hotline: 0902 419 079 hoặc vui lòng để lại thông tin liên hệ ngay cuối bài viết và đội ngũ của iRTC sẽ liên hệ lại trực tiếp.
 

GỬI LIÊN HỆ


LIÊN HỆ TƯ VẤN:
Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh

  028 667 02879
  0902 419 079
  0908 419 079
daotao@irtc.edu.vn






























































KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU