0902.419.079

Quản lý cấp trung là gì và bao gồm những ai?

Mục lục [Ẩn]

Việc phân cấp nhân viên giúp doanh nghiệp được quản lý tốt hơn và hoạt động có hiệu quả. Trên con đường thăng tiến trong công việc, hầu hết mọi người sẽ trải qua vị trí quản lý cấp trung. Vậy quản lý cấp trung là gì? Quản lý cấp trung gồm những ai? Hãy cùng iRTC tìm hiểu về vị trí này thông qua bài viết sau.

Quản lý cấp trung là gì?


quản lý cấp trung là gì?

Quản lý cấp trung là những vị trí công việc được phân bổ dưới vị trí quản lý cấp cao và bên trên các vị trí không có chức năng quản lý. Trong công việc, các quản lý cấp trung có ít thẩm quyền hơn các quản lý cấp cao nhưng nhiều thẩm quyền hơn các quản lý cấp thấp. Các quản lý cấp trung phổ biến bao gồm các trưởng/phó phòng, quản đốc phân xưởng, tổ trưởng sản xuất, giám đốc chi nhánh/ khu vực, quản lý cửa hàng, nhân viên giám sát, …

Có thể nói rằng các quản lý cấp trung chính là cầu nối liên kết giữa các nhà quản lý cấp cao và đội ngũ công nhân, nhân viên và người lao động. Cụ thể, họ chính là cánh tay đắc lực trong việc hỗ trợ cho các quản lý cấp cao trong việc xúc tiến chiến lược kinh doanh, vận hành hệ thống quản lý, điều phối nhân lực và nguồn lực, đảm bảo các nhân viên của doanh nghiệp chấp hành các quy trình và đi đúng mục tiêu được đề ra. Thật không ngoa khi nói rằng đội ngũ quản lý cấp trung chính là bộ khung sườn của doanh nghiệp, chỉ khi bộ khung sườn thật vững chắc thì doanh nghiệp mới có thể đủ sức cạnh tranh trên một thị trường đầy khốc liệt.

Thông thường tại các doanh nghiệp trung bình trở lên có quy mô trên 20 người, việc phân cấp nhân viên được chia làm 4 cấp độ chính đó từ thấp lên cao bắt đầu từ người tập thể người lao động/ nhân viên (Workers), các quản lý cấp trung (Middle Managers), đội ngũ quản lý cấp cao (Senior Manager) và giám đốc điều hành (Executives). Có thể thấy rằng mỗi doanh nghiệp sẽ có nhiều tầng quản lý do đó các quản lý cấp trung sẽ không ngang hàng nhau nhưng chắc chắn rằng giữa các quản lý cấp trung cần có hệ thống liên kết và hỗ trợ.

Với các doanh nghiệp quy mô nhỏ thì việc phân chia cấp trung và cao thường không được sảy ra mà thay vào đó, người chủ sẽ trực tiếp đảm nhận công tác quản lý các bộ phận chỉ trự một số vị trí riêng lẻ. Việc này sẽ giúp tinh gọn bộ máy và giảm chi phí nhưng đòi hỏi người quản lý cần phải có năng lực và hiểu biết rộng để giám sát và quản lý toàn bộ quá trình.

Công việc của quản lý cấp trung


công việc của quản lý cấp trung

Thông thường thì các cấp quản lý cấp trung có 3 trách nhiệm chính đó là phải hoàn thành trọng trách công việc được giao, quản lý đội nhóm/ phòng ban của mình, tư vấn và hỗ trợ các cấp quản lý cấp cao và đồng cấp. Có lẽ vì thế mà quản lý cấp trung thường được xem là vị trí “trên đe dưới búa”.

Tại mọi trường làm việc tại Việt Nam, phần lớn các quản lý cấp trung là những người có chuyên môn giỏi hoặc “lão làng” do đó việc hoàn thành công việc bổn phận của bản thân không phải quá khó khăn. Tùy vào từng bộ phận mà quản lý cấp trung sẽ có những công tác chuyên môn riêng. Thông thường thì công tác chuyên môn riêng của các quản lý cấp trung sẽ được giảm KPI để có thể chịu trách nhiệm cho công tác quản lý tốt hơn.

Về công tác quản lý, các quản lý cấp trung sẽ đảm nhận các việc sau:

  • Giám sát việc làm việc của đội nhóm/ phòng ban của mình cũng như từng thành viên
  • Xây dựng KPI, lên mục tiêu cho đội nhóm/ phòng ban do mình quản lý
  • Phân công công việc cho các thành viên do mình quản lý, quản lý các nguồn lực
  • Tuyển dụng nhân sự, phỏng vấn nhân sự, đề xuất tuyển dụng, viết mô tả công việc
  • Đào tạo nhân viên, hỗ trợ nhân viên trong tổ
  • Triển khai các yêu cầu, chính sách của các cấp lãnh đạo trong phạm vi thẩm quyền
  • Thiết lập, đề xuất, kiểm soát ngân sách cho bộ phận
  • Báo cáo năng suất làm việc/ các khó khăn/ đề suất với cấp trên
  • Làm cầu nối, tổng hợp các thông tin và ý kiến của cấp dưới lên cấp trên
  • Tư vấn cho các cấp quản lý khi cần thiết
  • Tham mưu chiến lược, đóng góp vào kế hoạch cho cấp trên

Các kỹ năng cần có của quản lý cấp trung

Nắm vững các kỹ năng chuyên môn

Phần lớn các quản lý cấp trung ngoài công tác quản lý thì còn cần hoàn thành công việc chuyên môn của mình. Chính vì thế, việc nắm vững các kiến thức và kỹ năng chuyên môn là vô cùng cần thiết.

Kỹ năng quản lý thời gian

Khác nhau giữa các quản lý cấp trung thành công và phần còn lại đó là năng lực quản lý thời gian. Việc quản lý thời gian hiệu quả sẽ đảm bảo rằng các quản lý cấp trung sẽ quá xa đà vào công việc chuyên môn hay công tác quản lý mà bỏ bê phần còn lại.

Ngoài ra, việc quản lý thời gian hiệu quả cũng cho phép các cấp quản lý có thể sắp xếp công việc linh hoạt hơn để phát triển bản thân, triển khai công tác giám sát tốt hơn, theo dõi các thành viên khác một cách thường xuyên hơn.

Kỹ năng lập kế hoạch


Kỹ năng của quản lý cấp trung

Kỹ năng lập kế hoạch sẽ giúp các quản lý cấp trung có thể lên kế hoạch làm việc cho bộ phận của mình, ước lượng các tài nguyên và nguồn lực cần thiết cũng như các rủi ro có thể gặp để từ đó hoàn thành tốt mục tiêu được giao.

Với những vị trí mang tính quản lý về kỹ thuật như Quản lý sản xuất, quản lý xưởng, đốc công thì kỹ năng lập kế hoạch sản xuất đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, kỹ năng lập kế hoạch cũng giúp các cấp quản lý cấp trung có thể phân chia công việc của bản thân phù hợp, tránh xa đà vào chuyên môn mà bỏ quên công tác quản lý.

Kỹ năng tạo động lực cho nhân viên


Kỹ năng tạo động lực cho nhân viên

Kỹ năng tạo động lực cho nhân viên giúp người quản lý có thể kích thích năng lực làm việc của cấp dưới, nâng cao năng suất làm việc, tạo động lực và hứng thú làm việc cho nhân viên và giữ tinh thần làm việc tốt cho đội nhóm.

Ngoài động lực làm việc, quản lý cấp trung còn cần biết cách tạo động lực để cấp dưới tự sửa chữa, có trách nhiệm trong công việc và đặc biệt là tinh thần cải tiến trong công việc.

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp vô cùng quan trọng với mọi người, mọi vị trí công việc chứ không chỉ riêng vị trí quản lý cấp trung. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp các quản lý cấp trung có thể giao tiếp với các thành viên thuộc quản lý của mình hiệu quả hơn, giao tiếp với cấp trên và đồng cấp tốt hơn, giải quyết những mâu thuẫn trong đội nhóm tốt hơn và nhiều lợi ích khác.

Kỹ năng đào tạo nhân viên

Để có một đội ngũ hoạt động hiệu quả, phù hợp với yêu cầu công việc của doanh nghiệp thì cần triển khai đào tạo cũng như dẫn dắt trong thời gian đầu. Kỹ năng đào tạo nhân viên sẽ giúp cho các quản lý cấp trung có thể đào tạo nhân viên hiệu quả hơn cũng như theo dõi, nhận ra ưu và nhược điểm của nhân viên để từ đó đưa ra chính sách đào tạo và theo dõi phù hợp nhất.

Kỹ năng giám sát

Để đảm bảo rằng các thành viên trong nhóm làm việc hiệu quả, đúng kế hoạch, đúng định hướng, không sảy ra tiêu cực thì người quản lý cấp trung cần có kỹ năng giám sát hiệu quả. Với nhiều trường hợp, việc giám sát cứng ngắc sẽ gây khó chịu cho người được giám sát do đó công tác giám sát cần được triển khai một cách phù hợp.

Kỹ năng quản lý

Người quản lý cấp trung cần kỹ năng quản lý là điều hiển nhiên. Ở ví trí này, kỹ năng quản lý bao gồm khả năng hoạch định, tầm nhìn ngắn hạn, khả năng phân công công việc, bố trí đúng người đúng việc, giải quyết các vấn đề sảy ra trong công việc và đội nhóm một cách hiệu quả.

Các kỹ năng phụ trợ khác

Ngoài những kỹ năng chính như trên, một quản lý cấp trung cũng nên trau dồi những kỹ năng khác như:

  • Kỹ năng làm báo cáo
  • Kỹ năng thuyết trình
  • Kỹ năng quản lý theo mục tiêu
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định
  • Kỹ năng quản lý sự thao đổi
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng tư duy phản biện

Học năng lực quản lý cấp trung ở đâu

Khóa học Nâng cao năng lực quản lý cấp trung của iRTC là tổng hợp những kỹ năng và tư duy cần thiết của một quản lý cấp trung dù ở bất cứ ngành nghề nào. Khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ biết được đúng vị trí và vai trò của mình, nắm vững các kỹ năng và kiến thức cần thiết để có thể hoàn thành tốt vai trò quản lý cấp trung tại doanh nghiệp.

Khóa học được xây dựng và giảng dạy bởi các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại doanh nghiệp do đó khóa học sẽ hướng tới hướng thực tế vận hành.

Để thuận tiện cho học viên tham gia, khóa học Nâng cao năng lực quản lý cấp trung thường xuyên được iRTC khai giảng dưới hình thức Offline/ Online, Public lẫn Inhouse (đào tạo tại doanh nghiệp).

Khi hoàn thành chương trình đào tạo, học viên sẽ được cấp chứng chỉ năng lực quản lý cấp trung.

Lời kết

Quản lý cấp trung rất quen thuộc với bất cứ ai làm việc trong môi trường doanh nghiệp và hầu như trong sự nghiệp của mình thì ai cũng sẽ trải qua do đó việc hiểu rõ về vị trí này rất quan trọng. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp cho bạn đọc có thể tự trả lời cho mình thắc mắc quản lý cấp trung là gì cũng như giúp bạn đọc có một lộ trình phát triển bản thân tốt hơn. Để được tư vấn thêm về khóa học nâng cao năng lực quản lý cấp trung cũng như lộ trình đào tạo phù hợp với vị trí công tác, quý học viên vui lòng liên hệ trực tiếp tới Hotline 0902 419 079 hoặc để lại thông tin theo form ngay cuối bài viết và đội ngũ của iRTC sẽ liên hệ lại để tư vấn chi tiết.

GỬI LIÊN HỆ


LIÊN HỆ TƯ VẤN:
Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh

  028 667 02879
  0902 419 079
  0908 419 079
daotao@irtc.edu.vn



































































KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU