0902.419.079

KRA là gì? các bước xây dựng KRA tại doanh nghiệp

Mục lục [Ẩn]

Nếu bạn là một người quan tâm tới việc xây dựng KPI cho doanh nghiệp thì chắc hẳn bạn sẽ nghe tới KRA - một khái niệm quan trọng trong quản lý hiệu suất. Bài viết này của iRTC sẽ giúp bạn đọc có thể hiểu thêm về KRA cũng như cách xây dựng KRA.

Định nghĩa về KRA

KRA (Key Result Area) là thuật ngữ được sử dụng trong quản lý hiệu suất và đánh giá kết quả trong một tổ chức, phòng ban, đội nhóm hoặc một cá nhân. Nó đề cập đến những lĩnh vực quan trọng và kết quả chính mà một người hoặc tổ chức cần tập trung để đạt được thành công.

KRA có thể liên quan trực tiếp đến sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược của tổ chức. Nó tạo ra một khung cơ bản để định hướng và tập trung nỗ lực và tài nguyên của mọi người trong tổ chức.

Ở góc độ công việc hằng ngày, KRA giúp xác định các ưu tiên và định hình hướng đi cho công việc và hoạt động hàng ngày của cá nhân hoặc nhóm.

Nó là một phần quan trọng của quá trình định hướng và đo lường hiệu suất nếu mỗi cá nhân đều có thể bám sát được KRA của chính mình thì chắc chắn bạn có thể tạo ra những kết quả tốt nhất mà chẳng phải quá bận rộn, tất bật. KRA và KPI (Key Performance Indicator) liên quan chặt chẽ với nhau, với KRA xác định lĩnh vực mục tiêu, trong khi KPI đo lường sự thành công và tiến độ đạt được trong từng KRA.

Tham khảo bài viết: học KPI ở đâu tốt.

Ví dụ về KRA


KRA là gì

Để có thể dễ hiểu hơn về KRA, bạn đọc có thể tham khảo ví dụ sau:

Nghề nghiệp: Nhân viên tư vấn bán hàng

KRA: Tăng doanh số bán hàng

Mục tiêu KRA: Tăng doanh số bán hàng trong năm tới

Các chỉ số KPI (Key Performance Indicators) liên quan đến KRA:

  • Doanh số bán hàng: Đây là chỉ số quan trọng nhất để đo lường hiệu suất của Mai. Mục tiêu của Mai là tăng doanh số bán hàng so với năm trước.
  • Số lượng khách hàng mới: Mai cần tìm kiếm và thu hút khách hàng mới để mở rộng cơ hội bán hàng. Mục tiêu của Mai là tăng số lượng khách hàng mới trong năm tới.
  • Tỉ lệ chuyển đổi khách hàng: Đây là tỷ lệ khách hàng mới thành khách hàng mua hàng. Mai cần cải thiện tỷ lệ chuyển đổi này để tăng doanh số bán hàng.
  • Số lượng đơn hàng trung bình: Mục tiêu của Mai là tăng số lượng đơn hàng trung bình để đạt được mục tiêu doanh số bán hàng.
  • Đánh giá khách hàng: Mai cần đạt một số tiêu chuẩn đánh giá khách hàng nhất định để đảm bảo chất lượng dịch vụ và tạo lòng tin cho khách hàng.

Các chỉ số trên sẽ được sử dụng để đánh giá hiệu suất của Mai trong vai trò nhân viên bán hàng. Kết quả đạt được trong mỗi chỉ số này sẽ cho biết mức độ thành công của Mai trong đạt được mục tiêu KRA của mình.

Giá trị của KRA

Dưới đây iRTC sẽ chia sẻ cho bạn một số lý do vì sao KRA lại quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp:

Công cụ giúp theo dõi hiệu suất: KRA mang lại nhiều giá trị quan trọng cho cả doanh nghiệp và từng cá nhân. Với doanh nghiệp,việc sử dụng chỉ số KRAs có thể giúp công ty của bạn theo dõi tiến trình riêng mình, bao gồm các phòng ban và nhân viên khác nhau của riêng mình. Nó cung cấp một hệ thống đo lường và theo dõi hiệu suất hiệu quả, từ đó cung cấp thông tin quan trọng để đánh giá và cải tiến.

Động lực thúc đẩy hiệu suất: Đối với từng cá nhân, KRA giúp xác định rõ vai trò và trách nhiệm của họ trong tổ chức, đồng thời tạo điều kiện để phát triển kỹ năng và nâng cao hiệu suất làm việc.

Phân phối công việc một cách bình đẳng: Chỉ số KRA có thể khuyến khích bạn nắm lấy trách nhiệm của mình để giúp tổ chức của bạn thành công cũng góp phần quan trọng trong việc xây dựng KPI.

Khi KRA đã được xác định, các KPI có thể được phát triển để đo lường tiến độ và đạt được mục tiêu của từng KRA một cách cụ thể và định lượng.

Các bước xây dựng KRA

  • Đánh giá cách hoạt động của từng vị trí: Để bắt đầu xây dựng KRA, hãy kiểm tra vai trò và nhiệm vụ của bạn và viết ra. Đánh giá công việc và hoạt động của từng vị trí giúp xác định nhiệm vụ chính và mục tiêu cụ thể mà vị trí đó cần đạt được. Tại đây, bạn có thể được thực hiện thông qua việc phân tích công việc, thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực, và tìm hiểu về quy trình và tiêu chuẩn hiện tại của tổ chức.
  • Thảo luận với các cấp quản lý có liên quan: Sau khi đánh giá công việc, bạn nên thảo luận với Trưởng nhóm hoặc Sếp trực tiếp quản lý của bạn để trao đổi về KRA mà bạn phải làm hoặc cần đạt được. Thảo luận này cũng tạo cơ hội để đồng bộ hóa thông tin, hiểu rõ ràng về kỳ vọng và xác định các phạm vi hoạt động cụ thể. Nếu làm việc nhóm bạn cũng nên trao đổi với các thành viên để tiềm và liệt kê ra các KRA cần phải làm và thực hiện trong nhóm. Vì KRA vẫn phải được công khai và thống nhất giữa các cấp với nhau nên cần trình bày chi tiết để thống nhất và nhận được sự tin tưởng của cấp trên và đồng nghiệp nhằm hướng tới những mục tiêu chung.
  • Vạch ra các mục tiêu chi tiết và cụ thể cho công việc: Dựa trên đánh giá công việc và thảo luận với người quản lý, bạn có thể phác thảo các nhiệm vụ cụ thể, quan trọng mà bạn thực hiện cho từng hoạt động mà bạn chịu trách nhiệm và đánh giá xem chúng có phù hợp hay có thể phù hợp nhất với vai trò khác. Mục tiêu của việc vạch ra của mình là để đảm bảo bạn hiểu rõ công việc và nhiệm vụ của mình là gì và liệu chúng có phù hợp với vai trò cụ thể của bạn hay không. Phác thảo ra nhiệm vụ cụ thể và quan trọng để thực hiện và chịu trách nhiệm cũng như đánh giá xem chúng có hoàn toàn phù hợp với vai trò từng cá nhân. Mục đích của việc vạch ra được các nhiệm vụ của chính mình là gì và liệu chúng có thực sự phù hợp với vai trò cụ thể của từng cá nhân hay không.
  • Xác định KRA: Dựa trên các bước nêu trên đã có thể  xác định các KRA cho từng vị trí. KRA là những lĩnh vực chính mà mục tiêu của vị trí đó tập trung vào. Đây là những mục tiêu quan trọng nhất và có ảnh hưởng lớn đến thành công tổng thể của cá nhân hoặc bộ phận. KRA cần được xác định một cách rõ ràng và cụ thể, đảm bảo rằng chúng đóng góp trực tiếp vào mục tiêu chiến lược của tổ chức. Bạn có thể sử dụng them các chỉ số về hiệu suất chính, KPI để có thể cho thấy được rằng bạn có thể đạt được các mục tiêu của mình tốt như thế nào.
  • Viết KRA thành các văn bản: Sau khi xác định KRA sẽ giúp bạn và người quản lý bạn nắm rõ và thống nhất được hướng kiểm tra và chỉnh sửa sau này, việc này sẽ làm căn cứ cho bạn và cấp trên tham khảo khi cần thiết trong tương lai. Văn bản KRA nên được soạn thảo một cách chính xác và chính thống, để tất cả các bên liên quan đồng ý với các KRA đã vạch ra và ký vào tài liệu để biến nó thành chính thức.
  • Xem xét và cập nhật KRA thường xuyên: KRA không phải là một công cụ tĩnh mà nó cần được xem xét và cập nhật thường xuyên. Khi doanh nghiệp của bạn phát triển hoặc bộ phận của bạn tăng quy mô, các vai trò có thể thay đổi và trách nhiệm của bạn có thể chuyển sang một cá nhân nào đó có thể hỗ trợ và nhận thêm trách nhiệm, các lĩnh vực kết quả chính có thể thay đổi dựa trên thay đổi vai trò hoặc thay dổi KPI, tùy thuộc vào công ty của bạn. Hãy xem xét KRA định kỳ để đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả của chúng và cập nhật khi cần thiết để đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu mới.

Có thể nói KRA là một trong những chỉ số quan tọng cần được áp dụng trong doanh nghiệp hiện nay để đánh giá kết quả và hiệu quả công việc dựa trên những kết quả chủ yếu trên mỗi đầu mục công việc mà nhân viên phải thực hiện. Chỉ số KPI và KRA sẽ là bộ dôi công cụ hữu hiệu mà doanh nghiệp có thể áp dụng để đạt được các mục tiêu về kinh doanh trong tương lai.

Khóa học giúp bạn hiểu thêm về KRA

Trong bài viết trên, chúng ta đã khám phá về KRA, qua đây mới thấy, chỉ một câu hỏi KRA là gì cũng đủ sức khởi dậy trong bạn ý thức phát triển con đường thăng tiến cho sự nghiệp của mình. Nếu bạn quan tâm đến việc tìm hiểu thêm về KRA và cách xây dựng KPI cho doanh nghiệp thì hãy liên hệ ngay với iRTC để được tư vấn về chương trình tư vấn KPIkhóa học KPI chuyên sâu. Khóa học này sẽ giúp bạn nắm vững các khái niệm về KPI, KRA để có thể đem lại những giá trị thực tiễn tại doanh nghiệp.
Hi vọng rằng với những chia sẻ vừa rồi, quý bạn đọc đã có thể hiểu thêm về KRA và rộng hơn là KPI. Để được tư vấn thêm về khóa học phù hợp cũng như các chương trình tư vấn doanh nghiệp của iRTC, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với iRTC qua Hotline 0902 419 079 để được tư vấn chi tiết.

GỬI LIÊN HỆ


LIÊN HỆ TƯ VẤN:
Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh

  028 667 02879
  0902 419 079
  0908 419 079
daotao@irtc.edu.vn








































































KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU