Mục lục [Ẩn]
Với những doanh nghiệp sản xuất và đặc biệt là các doanh nghiệp đã có những cải tiến mạnh mẽ trong sản xuất thì takt time chắc hẳn đã không còn quá xa lạ. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về Takt time cũng như một số ứng dụng của Takt time.
Takt time là khoảng thời gian một sản phẩm (hoặc dịch vụ) cần được sản xuất để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đây là một khái niệm rất quan trọng trong quản lý sản xuất hay khi triển khai Lean Manufacturing hoặc cao hơn là Lean Six Sigma.
Takt time là một công cụ quan trọng trong quản lý sản xuất lẫn cung cấp dịch vụ để giúp xây dựng kế hoạch hiệu quả hơn, cải thiện quy trình làm việc và gia tăng năng suất làm việc. Việc kết hợp Takt time cùng các công cụ quản lý sản xuất khác cũng có thể giúp doanh nghiệp vận hành sản xuất hiệu quả và có nhiều đột phá hơn.
Takt time = Thời gian sản xuất có sẵn (Available Production Time) / Nhu cầu của khách hàng (Customer Demand)
Thời gian sản xuất có sẵn được tính bằng cách: lấy thời gian làm việc có sẵn trong một ngày và trừ đi các giờ nghỉ và thời gian dành cho các hoạt động không phải sản xuất (được lên kế hoạch trước) như thời gian họp, thời gian chuẩn bị công cụ, thời gian bảo trì, thời gian ăn trưa,...
Nhu cầu của khách hàng chính là số lượng đơn vị hàng hóa (dịch vụ) mà khách hàng cần trong một khoảng thời gian.
Thời gian sản xuất có sẵn phụ thuộc vào cách tính và nhiều yếu tố ảnh hưởng khác như điều kiện làm việc, quy định của nước sở tại, chính sách của công ty, văn hóa doanh nghiệp,… do đó khi tính thời gian sản xuất có sẵn cần được thực hiện cẩn thận, hợp lý và chọn đơn vị tính phù hợp.
Việc tính toán Takt time càng chính xác thì khi áp dụng sẽ giúp tăng năng suất, giảm lãng phí và tăng tính hiệu quả của quy trình tốt hơn.
Takt được áp dụng phần lớn trong các lĩnh vực sản xuất và các lĩnh vực sản xuất phổ biến có thể áp dụng takt time đó là:
5S và Takt time là 2 công cụ sản xuất được áp dụng rất nhiều đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất vì việc kết hợp 2 công cụ này đem lại hiệu quả rất tốt.
Trong quá trình cải thiện quy trình sản xuất:
Có thể thấy rằng việc tính toán Takt time giúp cải tiến quy trình và áp dụng 5S đạt hiệu quả cao hơn.
Takt time được sử dụng như một công cụ trong Lean Manufacturing. Khi triển khai Lean Manufacturing (và Lean six sigma) thì Takt time giúp tính toán thời gian cần thiết để sản xuất một sản phẩm (hoặc hoàn thiện một công đoạn), tối ưu luồng sản xuất, giảm thời gian chờ giữa các công đoạn và từ đó có thể đưa ra quyết định như lập kế hoạch sản xuất, tính toán số lượng nhân viên và trang thiết bị cần thiết, phân chia công việc, xây dựng quy trình sản xuất, cải tiến quy trình, quản lý nguyên vật liệu.
Takt time rất quan trọng trong quản lý sản xuất và đặc biệt là các doanh nghiệp áp dụng Lean Manufacturing (hay Lean Six Sigma) để cải thiện hiệu quả sản xuất hay sâu hơn là khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích,
Hi vọng rằng với bài viết vừa rồi, quý bạn đọc đã hiểu thêm được một công cụ vô cùng hiệu quả trong quản lý sản xuất. Nếu thấy hữu ích, đừng ngần ngại chia sẻ bài viết bạn nhé. Để được tư vấn thêm chi tiết về khóa học về Lean Six Sigma, Lean Manufacturing và quản lý sản xuất, quý học viên hãy liên hệ trực tiếp với iRTC qua Hotline 0902 419 079 hoặc để lại thông tin theo form cuối bài viết và đội ngũ tư vấn của iRTC sẽ liên hệ lại.
KHÓA CHUYÊN ĐỀ HỒI QUY TUYẾN TÍNH - SPECIAL COURSE OF MODEL REGRESSION ANALYSIS
Khóa Học Lean Six Sigma Black Belt
KHÓA HỌC ỨNG DỤNG 7 CÔNG CỤ IE TRONG HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN
KHÓA HỌC KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THEO PHƯƠNG PHÁP 8D/ PROBLEM SOLVING – 8D METHOD
Khóa học FMEA - Failure Modes and Effects Analysis
Khóa Học TPS – Toyota Production System
KHÓA HỌC KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CHUYÊN NGHIỆP
Khóa học Kỹ năng Đàm phán thương lượng
Khóa học Kỹ Năng Dịch Vụ Khách Hàng Qua Điện Thoại
Khóa Học Sản Xuất Tinh Gọn - Lean Manufacturing
Khóa Học TPM - Total Productive Management
Khóa học Supply Chain Management - Quản trị chuỗi cung ứng