0902.419.079

Áp dụng Lean trong ngành may, doanh nghiệp đạt được gì và gặp khó khăn gì?

Mục lục [Ẩn]


Trong thời gian qua, ta có thể thấy được rằng có rất nhiều doanh nghiệp đã áp dụng Lean với mục đích cải thiện hoạt động của mình và đặc biệt ở nước ta là các doanh nghiệp ngành may. Việc Áp dụng Lean trên thực tế đã đem lại rất nhiều chuyển biến tích cực cho các doanh nghiệp áp dụng thành công nhưng việc triển khai Lean không hề đơn giản. Hãy cùng tìm hiểu về những lợi ích thực tế mà các doanh nghiệp ngành may đạt được cũng như những khó khăn có thề cản trở các doanh nghiệp khi triển khai Lean Manufacturing.

Lean trong ngành may

Thành tựu khi triển khai Lean trong ngành may mặc của các doanh nghiệp Việt

Công ty may Nhà Bè sau khi áp dụng Lean đã tăng năng suất lên 20%. Chất lượng và năng suất của từng chuyền cũng ổn định hơn đáng kể và đặc biệt là được kiểm soát qua từng giờ sản xuất. Ngoài vấn đề năng suất thì đời sống của công nhân viê cũng được cải thiện đáng kể. từ khi áp dụng Lean thì May Nhà bè đã giảm giờ làm cho công nhân 1 giờ mỗi ngày, công nhân đươc nghỉ chiều thứ bảy và chủ nhật. Lương của công nhân cũng được tăng đáng kể.

Áp dụng Lean từ năm 2007 nhưng thất bại, Việt Tiến đã không dừng lại mà tiếp tục áp dụng Lean lần 2 vào năm 2008 và đã thành công. Nhờ áp dụng Lean hiệu quả, Việt Tiến đã có thể giảm sản phẩm lỗi, tăng năng suất trung bình lên 20% so với năm trước, tăng lương cho công nhân. Ngoài ra, Việt Tiến còn có thể tiết kiệm được mặt bằng để có thể đầu tư thêm dây truyền sản xuất mới mà không cần phải xây thêm nhà xưởng.

Lean trong ngành may mặc

Tại Công ty May 10, khi áp dụng Lean thì doanh nghiệp đã đạt được nhiều lợi ích như giảm hàng tồn ở các công đoạn sản xuất, giảm phế phẩm, công nhân luôn đạt năng suất lao động cao, sử dụng thiết bị máy móc tối ưu hơn, có thể sản xuất các sản phẩm khác một cách linh hoạt với giao động về thời gian và chi phí thấp nhất,… Sau khi áp dụng, năng suất lao động của công ty tăng 52%, tỉ lệ sản phẩm lỗi giảm 8%, chi phí sản xuất giảm từ 5% tới 10% mỗi năm, giảm giờ làm 1 giờ mỗi ngày và lương của nhân viên tăng trên 10%.

Sa khi áp dụng Lean, Tổng công ty dệt may Hòa Thọ sau khi áp dụng Lean đã giảm lượng tồn kho trên truyền từ 30 sản phẩm xuống còn 3, giảm tỉ lệ hàng lỗi từ 20% xuống còn 8%, lương nhân viên khi không làm thêm giờ vẫn như khi làm thêm giờ.

Những khó khăn khi triển khai Lean

Khó có thể chối cãi về những lợi ích mà Lean đem lại cho các doanh nghiệp ngành may nhưng bên cạnh đó thì việc triển khai Lean cũng có nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

Tư duy ngại thay đổi

Tư duy ngại thay đổi rất dễ thấy tại các doanh nghiệp nước ta. Khi áp dụng Lean, doanh nghiệp sẽ tạo ra sự thay đổi từ không gian làm việc, các cấp quản lý, tổ trưởng, công nhân và cả cách làm việc. Chính vì thế, khi áp dụng Lean thì cần phải thuyết phục cả các trưởng bộ phận và người lao động về những lợi ích mà Lean đem lại. Thậm chí, việc thay đổi có thể đối diện với sự phản đối từ phía người lao động và doanh nghiệp cần phải sử dụng những biện pháp từ mềm mại cho tới mạnh.

Khó khăn ở bộ phận triển khai

Các doanh nghiệp lớn thường sẽ có biên chế bộ phận cải tiến đảm nhận vai trò triển khai Lean. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp nhỏ và mới thì người kiêm nhiệm vai trò này thường là các quản lý sản xuất hoặc các giám đốc sản xuất.

Tuy nhiên, ở các doanh nghiệp nhỏ thì việc triển khai Lean sẽ do cá nhân tự nghiên cứu và triển khai trong khi việc triển khai lean không hề dễ dàng, đòi hỏi kinh nghiệm cũng như sự linh hoạt trong cách vận hành để phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.

khó khăn khi triển khai Lean

Nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương pháp mời chuyên gia tư vấn nhưng nhiều chuyên gia chỉ có chuyên môn về Lean chứ không nhiều chuyên môn về ngành may do đó dễ dẫn tới việc thất bại khi triển khai lean tại doanh nghiệp.

Tham khảo: Cách quản lý chuyền may

Áp dụng Lean một cách máy móc

Lean là một mô hình quản lý “động” do đó việc áp dụng tại các doanh nghiệp sẽ không hề giống nhau. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lại chọn cách thực hiện dập khuôn, đưa y nguyên mô hình Lean từ một doanh nghiệp khác về dẫn tới thất bại trong triển khai, ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và đơn hàng của doanh nghiệp.

Tổn thất tiềm ẩn

Nguyên lý của Lean là sản xuất vừa đủ và hạn chế tồn kho. Điều này làm lộ ra những rủi ro tiềm ẩn có thể gây sức ép lên nhà quản lý khi sảy ra những vấn đề trong sản xuất như hư hỏng máy móc trong thời gian dài, công nhân nghỉ đột xuất, xưởng sản xuất có vấn đề,… dẫn tới tình trạng không xử lý kịp đơn hàng.

Gặp khó khăn trong cân bằng chuyền

Khi triển khai Lean Manufacturing thì cân bằng chuyền rất quan trọng để có thể tối ưu hiệu xuất làm việc. Tuy nhiên để có thể cân bằng chuyền thì người quản lý cần nắm vững về chuyên môn, được đào tạo bài bản về quản lý sản xuất và đặc biệt là hiểu về đội ngũ nhân viên sản xuất. Đa phần chỉ có các doanh nghiệp lớn thì đội ngũ quản lý sản xuất mới được đào tạo về các chuyên môn này.

Có thể thấy rằng Lean Manufacturing sẽ là xu hướng trong tương lai ngành sản xuất. Để có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp, iRTC thường xuyên khai giảng các khóa học về đào tạo Lean Manufacturing mang tính ứng dụng cao giúp người học có thể ứng dụng ngay những kiến thức được học vào doanh nghiệp. Để được tư vấn về Lean thêm chi tiết cũng như giải đáp các thắc mắc, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với iRTC qua các thông tin liên lạc đính kèm ngay cuối bài viết.

GỬI LIÊN HỆ


LIÊN HỆ TƯ VẤN:
Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh

  028 667 02879
  0902 419 079
  0908 419 079
daotao@irtc.edu.vn































































KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU