Mục lục [Ẩn]
Tại các doanh nghiệp sản xuất thì công nhân là lực lượng đóng vai trò chính trong việc trực tiếp tạo ra sản phẩm. Với những doanh nghiệp ngành may thì việc quản lý chuyền may hiệu quả sẽ quyết định rất lớn tới sự thành công và khả năng phát triển của toàn doanh nghiệp. Những cách quản lý chuyền may dưới đây sẽ giúp cho tổ trưởng cũng như các cấp quản lý có thể quản lý chuyền may hiệu quả hơn.
Những cách quản lý chuyền may dưới đây khi được vận dụng một cách hiệu quả sẽ giúp hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp ngành may diễn ra trôi chảy và hiệu quả.
Việc nắm số lượng công nhân trong chuyền được xem như nhiệm vụ của các cấp quản lý sản xuất và tổ trưởng sản xuất. Số lượng công nhân mỗi chuyền thường xuyên thay đổi với nhiều lý do như được luân chuyển, lao động nghỉ việc, lao động nghỉ ốm (rất phổ biến khi có sự xuất hiện của Covid 19),… do đó tổ trưởng sản xuất (hay còn gọi là chuyền trưởng) cần thường xuyên nắm bắt tình hình số lượng công nhân trong tổ của mình và báo cáo lại với cấp quản lý.
Việc nhanh chóng nắm được chính xác số lượng công nhân làm việc trong từng bộ phận sẽ giúp phân chia công việc tới từng chuyền phù hợp, tránh tình trạng phân bổ công việc quá nhiều cho những chuyền ít người hoặc quá ít cho những chuyền nhiều người.
Với sự xuất hiện của Covid, việc thiếu vắng nhân lực có thể xuất hiện đột xuất và dây chuyền do đó bộ phận quản lý cần có sự lên kế hoạch từ trước, tránh rơi vào thế bị động.
Cấp quản lý cần đặt ra những chỉ tiêu cụ thể cho từng chuyền. Việc này sẽ giúp cho các chuyền có có mục tiêu cụ thể để phấn đấu, có trách nhiệm với công việc cũng như đảm bảo khả năng hoàn thành công việc, tránh tình trạng trễ đơn hàng.
Ngoài ra thì việc đặt ra chỉ tiêu cụ thể cũng là một thước đo cụ thể giúp các cấp quản lý có thể đánh giá năng lực của chuyền từ đó khen thưởng hoặc hỗ trợ điều chỉnh.
Tham khảo chương trình tư vấn KPI.
Với một cơ chế thưởng phạt rõ ràng và sẽ cho các nhân viên thấy rằng mình được đãi ngộ công bằng, doanh nghiệp là nơi xứng đáng để cống hiến. Ngoài khen thưởng cho những cá nhân có năng suất lao động tốt thì doanh nghiệp cũng nên có những chính sách thưởng cho những cá nhân có ý tưởng hay, có thể rút ngắn thời gian và tăng năng suất công việc.
Ngoài khen thưởng thì răn đe xử phạt cũng là một cách quản lý chuyền may hiệu quả tuy nhiên đây có thể là con dao 2 lưỡi do đó người quản lý cũng cần cân nhắc linh hoạt trước khi tiến hành.
Một trong những cách quản lý chuyền may đem lại hiệu quả cao và tức thời chính là bố trí nhân sự trên chuyền phù hợp. Với doanh nghiệp sản xuất ngành may mặc, có 3 kiểu bố trí nhân sự trên chuyền đó là bố trí theo đồng đều, bố trí theo đan xen – hỗ trợ lẫn nhau, bố trí theo dây chuyền dọc, bố trí theo thời gian/ đơn giá.
Ở các chuyền, chuyền trưởng cần phải là người có nhiều kinh nghiệm nhất, nắm rõ các kỹ thuật từ cơ bản tới nâng cao để có thể truyền đạt và huấn luyện cho các nhân viên khác trong tổ.
Ở cấp độ quản lý chuyền may, người quản lý cần phải nắm được kết cấu sản phẩm, biết thiết kế mô hình chuyền cho phù hợp, biết cách đánh giá công nhân, đánh giá năng xuất theo nhóm và theo từng giai đoạn để kịp thời thấy được nhóm nào đang gặp vấn đề để giải quyết ách tắc kịp thời.
Ngoài biết được những cách quản lý chuyền may như trên thì người quản lý chuyền may còn cần biết cách xử lý những tình huống sảy ra trên chuyền một cách hợp lý, hiệu quả và tránh ảnh hưởng tới năng xuất lao động.
Chúng tôi xin được giới thiệu một số tình huống thường sảy ra trên chuyền và hướng giải quyết phù hợp. Việc xử lý các tình huống cũng cần phải linh hoạt tùy vào tình huống và thời điểm.
Tham khảo về cân bằng chuyền trong sản xuất.
iRTC là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo sản xuất. Với nhóm doanh nghiệp ngành may, iRTC thường xuyên khai giảng các khóa học liên quan đặc biệt tới lĩnh vực may như tổ trưởng sản xuất (đào tạo chuyền trưởng chuyền may), quản lý sản xuất, giám đốc sản xuất. Những khóa học trong nhóm sản xuất của iRTC sẽ giúp học viên biết cách quản lý chuyền may hiệu quả phù hợp với các cấp độ khác nhau từ tổ trưởng cho tới giám đốc sản xuất.
Bên cạnh đó, iRTC cũng thường xuyên cung cấp các khóa kỹ năng mềm và kỹ năng phụ trợ để giúp học viên có thể làm việc tại doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn điển hình như khóa học kỹ năng giao tiếp, khóa kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng lên kế hoạch sản xuất,.....
Hi vọng rằng những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp học viên biết thêm về những cách quản lý chuyền may hiệu quả. Để được tư vấn thêm về các kỹ năng cần thiết với những người làm công tác trong nhà máy, quý bạn đọc có thể liên hệ ngay với iRTC qua hotline: 0902 419 079 hoặc để lại thông tin theo form ngay dưới.
KHÓA CHUYÊN ĐỀ HỒI QUY TUYẾN TÍNH - SPECIAL COURSE OF MODEL REGRESSION ANALYSIS
Khóa Học Lean Six Sigma Black Belt
KHÓA HỌC ỨNG DỤNG 7 CÔNG CỤ IE TRONG HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN
KHÓA HỌC KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THEO PHƯƠNG PHÁP 8D/ PROBLEM SOLVING – 8D METHOD
Khóa học FMEA - Failure Modes and Effects Analysis
Khóa Học TPS – Toyota Production System
KHÓA HỌC KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CHUYÊN NGHIỆP
Khóa học Kỹ năng Đàm phán thương lượng
Khóa học Kỹ Năng Dịch Vụ Khách Hàng Qua Điện Thoại
Khóa Học Sản Xuất Tinh Gọn - Lean Manufacturing
Khóa Học TPM - Total Productive Management
Khóa học Supply Chain Management - Quản trị chuỗi cung ứng