Mục lục [Ẩn]
Trong doanh nghiệp hiện đại, vị trí của một CEO (Giám Đốc Điều Hành) không chỉ là một chức vụ mà còn là một vai trò mang sứ mệnh dẫn dắt doanh nghiệp. Mỗi ngày trôi qua, doanh nghiệp luôn phải đương đầu với nhiều khó khăn và thay đổi từ thị trường và CEO là người trực tiếp đưa ra những quyết định để lèo lái doanh nghiệp tiến lên phía trước. Bài viết chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về CEO là ai và vai trò của họ trong doanh nghiệp là gì.
CEO là một từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Chief Executive Officer". Trong cấu trúc doanh nghiệp, CEO được xem là người đứng đầu trong cấu trúc tổ chức, chịu trách nhiệm cao nhất về quản lý và đưa ra quyết định chiến lược. Với vị thế quan trọng này, CEO không chỉ là một người quản lý mà còn là người lãnh đạo, định hình hướng đi của doanh nghiệp.
Chức vụ CEO không chỉ là vị trí quản lý cấp cao nhất mà còn là người đóng vai trò lãnh đạo chiến lược tại doanh nghiệp. Trong một tổ chức, CEO sẽ báo cáo trực tiếp cho Hội đồng quản trị và cổ đông, đảm bảo rằng chiến lược và mục tiêu được thực hiện một cách hiệu quả và bền vững.
Với vai trò quản lý cấp cao nhất, CEO sẽ cộng tác trực tiếp các giám đốc chuyên môn và các quản lý cấp trung. Họ sẽ liên kết tạo thành khung sườn của doanh nghiệp với trách nhiệm điều hành mọi hoạt động để đảm bảo rằng mục tiêu và chiến lược kinh doanh được thực hiện một cách hiệu quả. Ngoài ra, nhiều CEO cũng chịu trách nhiệm tuyển dụng và đào tạo các cấp quản lý.
Ngoài ra, CEO cũng là vị trí chịu trách nhiệm tổng thể cho hoạt động của doanh nghiệp Từ quyết định chiến lược lớn đến việc xử lý vấn đề nội bộ, CEO đóng vai trò quyết định và chịu trách nhiệm cuối cùng. Sự khôn khéo trong việc đối mặt với áp lực và đưa ra quyết định linh hoạt là điểm mạnh quan trọng của một CEO hiệu quả.
Vai trò của CEO có thể được tóm gọn trong 3 phần chính:
CEO không phải chỉ là người quyết định, mà là nhà lãnh đạo tài năng, biến những ý tưởng và kế hoạch thành hành động. Họ phải xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh cho doanh nghiệp, như một nhà sáng lập đang xây dựng một tương lai mới. Khả năng nhìn xa, sáng tạo và tạo động lực cho đội ngũ là những phẩm chất không thể thiếu.
Không chỉ dừng lại ở đó, CEO còn định hình văn hóa tổ chức, tạo ra môi trường làm việc tích cực, nơi mà sự sáng tạo và sự cam kết được khuyến khích. Họ là những người biến ý tưởng và giấc mơ thành hiện thực, đưa doanh nghiệp đi qua những thử thách và khó khăn.
Với vai trò là người đứng đầu, CEO sẽ là người quản lý và tổ chức các hoạt động của doanh nghiệp. Họ phải giữ cho tất cả các bánh răng của hệ thống hoạt động một cách mượt mà và hiệu quả. Không đơn thuần chỉ đưa ra quyết định mà tạo ra hướng đi cho toàn doanh nghiệp, đảm bảo các tài nguyên và nguồn lực được sử dụng một cách có hiệu quả. Khả năng quản lý rủi ro và đưa ra quyết định về việc phân phối nguồn lực là yếu tố quyết định sự ổn định và thành công của doanh nghiệp.
CEO được xem như gương mặt đại diện của doanh nghiệp trước truyền thông và người tiêu dùng. Các hành động hay cử chỉ của CEO lọt vào tầm ngắm của truyền thông sẽ có thể gây ra những ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới doanh nghiệp. Trong hầu hết trường hợp, CEO là người phát ngôn của doanh nghiệp trong các họp báo hay các hoạt động truyền thông cấp doanh nghiệp.
Ngoài ra, CEO còn làm việc trực tiếp trước hội đồng quản trị, cổ đông, đối tác, cơ quan chức năng, …
Là vị trí quan trọng hàng đầu tại doanh nghiệp, bên cạnh kiến thức chuyên môn và tố chất thì CEO cần rất nhiều kỹ năng để làm tốt vai trò của mình.
Thông qua kỹ năng lãnh đạo, CEO có thể định hình tương lai, tạo động lực cho đội ngũ để làm việc hiệu quả và đi đúng hướng. Việc xây dựng và tập trung sức mạnh của đội ngũ nhân sự là điều kiện kiên quyết để doanh nghiệp có thể đương đầu với thách thức và vươn lên. Có thể nói rằng kỹ năng lãnh đạo của CEO chính là chìa khóa quan trọng dẫn tới thành công của doanh nghiệp.
Kỹ năng quản lý sẽ giúp các CEO có thể điều hành các hoạt động của doanh nghiệp được hiệu quả, duy trì sự tổ chức và đảm bảo khả năng linh hoạt hơn trong mọi tình huống. Khả năng quản lý thượng tầng của CEO sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu suất làm việc và thích ứng nhanh chóng với các biến động từ thị trường.
Với vai trò là người phát ngôn và đại diện cho doanh nghiệp thì kỹ năng giao tiếp vô cùng quan trọng với các CEO. Thông qua kỹ năng giao tiếp, CEO có thể tạo dựng hình tượng tốt hơn trước công chứng, làm việc hiệu quả hơn với khách hàng, đối tác, các bên truyền thông, cơ quan chức năng,…
Ở khía cạnh nội bộ doanh nghiệp, kỹ năng giao tiếp giúp các CEO có thể giao tiếp và truyền đạt thông tin tốt hơn trong doanh nghiệp, truyền động lực cho nhân viên, mở ra nhiều cách hơn để giải quyết vấn đề.
Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp còn giúp CEO hạn chế được những tai nạn truyền thông, hiểu lầm trước truyền thông, tránh ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp.
Tư duy phản biện giúp các CEO có thể tiếp cận thông tin sâu và khách quan. Thông qua việc phân tích và đánh giá thông tin, CEO có thể hiểu được môi trường kinh doanh hiện tại, nhận thức rõ được các cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp đang đối mặt để có thể đưa ra các quyết định mang tính chiến lược.
Các vấn đề có thể sảy ra hàng ngày tại doanh nghiệp và khả năng giải quyết vấn đề của CEO sẽ giúp doanh nghiệp có thể hoạt động ổn định và linh hoạt. Từ nhận diện vấn đề, phân tích và đưa ra giải pháp, kỹ năng giải quyết vấn đề luôn giúp CEO có thể duy trì sự ổn định và hiệu quả trong điều hành quản lý.
Khối lượng công việc của một CEO vô cùng lớn, từ lãnh đạo chiến lược, dẫn dắt đội nhóm, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, giám sát,… Kỹ năng quản lý thời gian sẽ giúp các CEO có thể ổn định công việc, ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng và tới ưu hóa năng lực cá nhân và tổ chức.
Môi trường kinh doanh luôn thay đổi từng ngày do đó doanh nghiệp luôn cần thay đổi để có thể thích nghi và phát triển. Việc quản lý sự thay đổi không chỉ đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp có thể tận dụng tốt các cơ hội để phát triển, sẵn sàng đối mặt với những thách thức mới.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng văn hóa linh hoạt, sẵn sàng thay đổi để thích nghi với các biến động tới với tần suất ngày càng nhanh.
Khả năng lập kế hoạch và kiểm soát sẽ giúp CEO có thể kiểm soát hoạt động của các cấp dưới hiệu quả, đảm bảo cấp dưới đi đúng hướng, kịp thời đưa ra những sự hỗ trợ và điều hướng tài nguyên hiệu quả. Có thể nói rằng kế hoạch là một bản hướng dẫn và là công cụ giao tiếp giữa CEO với các cấp quản lý và nhân viên trong doanh nghiệp.
Ngoài những kỹ năng trên, mỗi ngành nghề và điều kiện sẽ yêu cầu các CEO cần có những kỹ năng khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung của các CEO đó là không ngừng học hỏi và cập nhật các kỹ năng để có thể đảm nhận vai trò một cách tốt nhất.
Nếu bạn đang tìm kiếm chương trình đào tạo CEO và các kỹ năng liên quan thì Viện Nghiên Cứu Đào Tạo IRTC là lựa chọn hàng đầu không thể bỏ qua. Trong suốt nhiều năm hoạt động, Viện IRTC đã từng đào tạo nhiều lớp nhà lãnh đạo và các cấp quản lý cho các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực.
Tham gia xây dựng chương trình và giảng dạy tại IRTC là những chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm làm việc thực tế tại doanh nghiệp, từng tham gia vào các vai trò quản lý và điều hành doanh nghiệp. Với sứ mệnh lan tỏa kiến thức, các chuyên gia không ngần ngại chia sẻ tới học viên những kinh nghiệm thực tế quý báu trong quá trình điều hành và quản lý doanh nghiệp.
Các khóa học tại IRTC đều được xây dựng theo hướng ứng dụng cao. Bên cạnh việc tiếp thu kiến thức lý thuyết, học viên còn được hướng dẫn cách áp dụng vào thực tế, phát triển khả năng giải quyết vấn đề và quản lý công việc trong môi trường doanh nghiệp thực tại.
Bên cạnh chương trình đào tạo CEO, IRTC còn thường xuyên cung cấp các chương trình đào tạo về kỹ năng mềm để giúp học viên có thể hoàn thiện các kỹ năng, phát huy tối đa năng lực điều hành quản lý tại doanh nghiệp.
Hi vọng rằng bài viết vừa rồi về chủ đề “CEO là nghề gì” đã giúp quý bạn đọc có thể hiểu thêm về vị trí và vai trò của CEO tại doanh nghiệp. Để được tư vấn thêm về các khóa đào tạo phù hợp với nhu cầu hoặc lộ trình đào tạo, vui lòng liên hệ theo hotline 0902 419 079 để được tư vấn chi tiết.
Khóa Học Lean Six Sigma Black Belt
Khóa Học Lean Six Sigma Yellow Belt
KHÓA HỌC LEAN SIX SIGMA GREEN BELT
KHÓA CHUYÊN ĐỀ HỒI QUY TUYẾN TÍNH - SPECIAL COURSE OF MODEL REGRESSION ANALYSIS
Khóa Học Sản Xuất Tinh Gọn - Lean Manufacturing
KHÓA HỌC KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THEO PHƯƠNG PHÁP 8D/ PROBLEM SOLVING – 8D METHOD
Khóa Học TPS – Toyota Production System
KHÓA HỌC ỨNG DỤNG 7 CÔNG CỤ IE TRONG HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN
Khóa học Supply Chain Management - Quản trị chuỗi cung ứng
Khóa học Kỹ năng Đàm phán thương lượng
KHÓA HỌC KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CHUYÊN NGHIỆP
Khóa học Kỹ Năng Dịch Vụ Khách Hàng Qua Điện Thoại