0902.419.079

Quản Lý Sản Xuất Cần Làm Gì? Học Gì Để Trở Thành Quản Lý Sản Xuất?

Mục lục [Ẩn]


Quản lý sản xuất là một công việc không hề dễ dàng, đặc biệt là đối với những người mới vào nghề. Công việc này đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao và sự tập trung cao độ trong công tác điều hành quản lý vì nếu để xảy ra sai sót, quy trình sản xuất có thể bị tạm ngưng gây thua lỗ cho doanh nghiệp. Vậy công việc của một quản lý sản xuất là gì? Phải làm sao để trở thành một quản lý sản xuất giỏi. Cùng đọc qua bài viết dưới đây để giải đáp nhé.

Quản lý sản xuất cần làm gì?


Quản lý sản xuất cần làm gì?
Quản lý sản xuất là cần làm gì?

Để tìm hiểu công việc của một quản lý sản xuất (QLSX), trước tiên ta phải hiểu thế nào là quản lý sản xuất. QLSX là người phụ trách lập kế hoạch, quy trình, điều phối và giám sát các hoạt động sản xuất trong xưởng, nhà máy do mình quản lý.

Nhiệm vụ của họ là đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra xuyên suốt, không bị gián đoạn và phải tối ưu được nguyên vật liệu, nguồn lực nhân công, quản lý kho hàng và tối ưu chi phí sản xuất để đem lợi nguồn lợi doanh thu cao nhất có thể cho doanh nghiệp.

Mô tả công việc của một người quản lý sản xuất

Tổng quan công việc của một QLSX thường xoay qoanh các công việc như xây dựng quy trình, lập kế hoạch triển khai cũng như giám sát, đảm bảo cơ sở vật chất, nguyên liệu, nhân công và bước cuối cùng là kiểm thử hàng hóa, sản phẩm do doanh nghiệp mình tạo ra. Tùy thuộc vào ngành nghề sản xuất, quy mô cũng như phương pháp của từng doanh nghiệp khác nhau nên công việc cũng sẽ khác nhau, cụ thể:

  • Nhận đơn hàng từ cấp quản lý sau đó lên lên kế hoạch, tiến hành phân tích dữ liệu để đưa ra báo cáo về nguyên liệu, thời gian hoàn thành, số lao động sản xuất, sản phẩm làm ra cũng như chi phí ban đầu và phát sinh để báo cáo cấp quản lý
  • Sau khi được duyệt kế hoạch, nhân viên QLSX sẽ ước tính ngân sách, tìm nguồn cung nguyên liệu, lên kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị của nhà máy để bắt đầu tiến hành sản xuất
  • Tiến hành giám sát quy trình làm việc của công nhân và máy móc. Đảm bảo vật liệu không bị thiếu hụt, theo dõi tiến trình nhập – xuất thành phẩm. Rà soát, phát hiện các khâu sản xuất, sản phẩm bị lỗi để tiến hành phân tích nguyên nhân, báo cáo và đưa ra cách xử lý nhanh nhất
  • Phụ trách giám sát công việc của các phòng ban, xưởng sản xuất, liên kết với cấp quản lý và các cấp dưới như tổ trưởng sản xuất, công nhân,…để có hướng giải quyết vấn đề kịp thời khi sản xuất bị gặp vấn đề. Tổng hợp và viết báo cáo theo ngày/tháng/quý tùy theo mức độ sản xuất của từng đơn vị
  • Đặt ra tiêu chuẩn mục tiêu cho từng khâu sản xuất để kịp thời đánh giá, phân công giám sát một cách minh bạch
  • Tiếp nhận xử lý các đơn hàng từ phòng kinh doanh để báo cáo tình trạng tồn kho, lập kế hoạch quản lý kho bãi một cách chuyên nghiệp

Những yêu cầu mà người QLSX phải đạt được

  • Có kỹ năng quản lý dự án: Đây là một kỹ năng quan trọng mà nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn các ứng viên có được bởi vì vị trí này ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất cũng như tài chính của doanh nghiệp.
  • Kỹ năng quản lý cấp dưới: Có thể đào tạo, hướng dẫn nhân viên cấp dưới làm được việc là một điểm cộng rất lớn cần có của một nhân viên Quản lý sản xuất chuyên nghiệp.
  • Có trách nhiệm với công việc: Công việc QLSX có vai trò rất to lớn đối với chất lượng sản phẩm tạo ra và uy tín của cả công ty. Chính vì vậy, nếu một nhân viên QLSX không có tinh thần trách nhiệm trong công việc, để xảy ra sơ suất trong khâu sản xuất, hậu quả sẽ không hề nhỏ thậm chí ảnh hưởng đến cả bộ mặt của cả doanh nghiệp.
  • Tác phong giải quyết vấn đề nhanh gọn, chuyên nghiệp: Nhân viên QLSX phải tập thói quen xử lý các vấn đề xảy ra một cách nhanh gọn, chuyên nghiệp, chính xác. Không để các vấn đề khách quan, yếu tố cá nhân tác động đến công việc.

Học gì để trở thành quản lý sản xuất?


Các yếu tố để trở thành một quản lý sản xuất giỏi
Các yếu tố để trở thành một quản lý sản xuất giỏi

Nhân viên quản lý sản xuất có thể xuất thân từ các ngành như Logistics, Quản trị kinh doanh, Kỹ thuật hệ thống công nghiệp, Quản lý chuỗi cung ứng hoặc các lĩnh vực chuyên ngành khác.

Những yếu tố để trở thành nhân viên QLSX

Bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn

Muốn trở thành nhân viên quản lý sản xuất tối thiểu bạn cần phải sở hữu tấm bằng Cao đẳng trở lên tùy thuộc vào các chuyên ngành sản xuất khác nhau, ví dụ như bạn đang công tác tại công ty sản xuất thực phẩm thì tấm bằng cử nhân sinh hóa, quản lý thực phẩm hay an toàn thực phẩm sẽ có giá trị hơn. 

Đối với những người đã có thâm niên trong nghề, có thể thăng tiến lên vị trí Quản lý sản xuất nhưng chưa tự tin vì thiếu bằng cấp chứng minh năng lực, thì khóa học Quản Lý Sản Xuất Chuyên Nghiệp tại các Trung tâm đào tạo được cấp phép hành nghề hiện nay là một giải pháp tối ưu nhất dành cho các bạn. Khi hoàn thành khóa học sẽ được cấp chứng chỉ chứng nhận năng lực của bản thân.


Khóa học Quản lý sản xuất chuyên nghiệp của Trung tâm iRTC
Khóa học Quản lý sản xuất chuyên nghiệp của Trung tâm iRTC

Khả năng ngoại ngữ

Nếu bạn đang định hướng công tác tại các công ty liên doanh hay công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì nhân viên QLSX bắt buộc phải có khả năng giao tiếp ngoại ngữ tốt để báo cáo cho ban quản lý về tiến độ dự án khi cần thiết.

Ở các khu công nghiệp hiện nay, đa số các doanh nghiệp đều có vốn đầu tư đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu…cho nên ngoài việc biết tiếng Anh thì việc biết thêm về tiếng Trung và tiếng Nhật là một lợi thế vô cùng to lớn khi cần giao tiếp và làm việc cùng đồng nghiệp hay chuyên gia từ nước ngoài.

Kỹ năng quản lý, giao tiếp tốt

Để có được kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp đòi hỏi bạn phải biết xây dựng mối quan hệ tốt giữa cấp trên và cấp dưới của mình. Làm thế nào để giao tiếp hiệu quả với với công nhân, nhân viên quản lý sản xuất bên xưởng khác hay trưởng phòng, giám đốc một cách lưu loát và chuyên nghiệp đòi hỏi bạn phải trâu dồi những kỹ năng này thường xuyên. Nếu có được sự tin tưởng của họ, công việc và sự nghiệp thăng tiến của bạn cũng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Nắm các công cụ quản lý sản xuất

Các công cụ quản lý sản xuất phổ biến:
  • TPM
  • Các công cụ Lean 
  • 5S - Kaizen
  • Work Cell
  • Kaban
  • Jidoka
  • Just in Time (JIT)
  • MBO
  • BSC - KPI
  • FMEA
Ngoài các công cụ trên, tùy vào từng ngành hàng sản xuất sẽ có những công cụ riêng biệt.

Qua những chia sẻ ở trên, hy vọng bạn đọc đã nắm được các công việc mà nhân viên Quản lý sản xuất phải đảm nhiệm và biết được những yêu cầu chuyên môn cần thiết để trở thành một người Quản lý sản xuất giỏi. Nếu bạn còn thiếu những kỹ năng trên và chưa dám ứng tuyển vào vị trí QLSX, Khóa học Quản lý sản xuất của Trung tâm iRTC sẽ là một gợi ý cho bạn. Hãy điền vào form bên dưới bài viết hoặc liên hệ số Hotline 0902 419 079 để tham gia khóa học nhé.
 

GỬI LIÊN HỆ


LIÊN HỆ TƯ VẤN:
Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh

  028 667 02879
  0902 419 079
  0908 419 079
daotao@irtc.edu.vn






























































KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU